Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người dân chủ động phòng ngừa, ngành y căng mình ‘chặn’ dịch

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thời gian gần đây, số trường hợp mắc bệnh do virus Zika tăng nhanh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.

(ĐSPL) - Thời gian gần đây, số trường hợp mắc bệnh do virus Zika tăng nhanh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng. Mới đây, tại TP.HCM có thông tin xuất hiện muỗi truyền bệnh Zika khiến ngành y tế đang rốt ráo vào cuộc xử lý.

Chia sẻ của những bệnh nhân

Ngày 11/11, thông tin từ UBND TP.HCM, hiện đã xuất hiện muỗi truyền bệnh Zika tại TP.HCM. UBND TP đã giao trung tâm Y tế dự phòng giám sát triển khai chiến dịch phòng chống muỗi vằn. Đồng thời, phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn thành phố xây dựng quy trình chăm sóc, theo dõi thai phụ và những bệnh nhân nhiễm bệnh do virus Zika.

Hiện, có 5 bệnh viện được phân công phối hợp với trung tâm Y tế dự phòng để thực hiện công tác phòng ngừa dịch bệnh nhiễm do virus Zika là: Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, bệnh viện Phụ sản Hùng Vương. Bên cạnh đó, thành phố cũng yêu cầu những bệnh viện có khoa sản tiếp tục truyền thông, theo dõi thai phụ, giám sát phát hiện sàng lọc tật đầu nhỏ, cũng như theo dõi cho những thai phụ có nguy cơ nhiễm bệnh do virus Zika...

Người dân chủ động khám bệnh tại bệnh viện để ngăn ngừa dịch Zika.

Chia sẻ với PV, anh Bùi Mạnh H., một bệnh nhân nhiễm Zika tại quận Bình Thạnh bày tỏ: “Lúc đầu, tôi bị sốt, có biểu hiện mệt mỏi và buồn nôn, nên nghĩ rằng bị sốt xuất huyết. Như thường lệ, sau khi bị sốt, tôi ra tiệm thuốc mua thuốc hạ sốt về uống, nếu diễn biến không giảm sẽ lấy liều nặng hơn. Tuy nhiên, tình trạng vẫn không ổn sau nhiều ngày uống tại nhà.

Sau khi được gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ thông báo, tôi dương tính với bệnh Zika. Từ đó, gia đình chăm sóc đặc biệt, điều trị theo phác đồ riêng mà bác sĩ chỉ định. Với bệnh này, nhiều bạn bè và người nhà lúc đầu vẫn hoang mang, thế nhưng sau khi được giải thích, nó chỉ là một loại bệnh truyền nhiễm, chúng tôi yên tâm hơn. Hiện, tôi đã được xuất viện về nhà và đã trở lại với công việc bình thường”.

Chị Nguyễn Thị T. (quận 9) kể thêm: “Lúc tôi mới mắc bệnh, gia đình rất lo lắng. Đến nay, sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện, tôi đã hoàn toàn hồi phục. Lúc đầu cứ nghĩ là bệnh lạ, bệnh nguy hiểm, nhưng qua tìm hiểu, gia đình mới biết là bệnh chỉ nguy hiểm khi phụ nữ mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi và khi chữa trị không kịp thời. Đến nay, tôi cũng không hiểu mình bị mắc bệnh do muỗi, hay do lây từ nguồn khác”.

Theo chị T., khu vực nơi chị sinh sống, xung quanh có nhiều cây cối, một số ao hồ chứa nước, tập trung muỗi nhiều. “Nếu là nguyên nhân do muỗi, tôi nghĩ có nhiều người khu vực tôi ở sẽ dễ bị nhiễm Zika. Với những trường học, tôi cho rằng cần chủ động tuyên truyền cho học sinh, giáo viên và phụ huynh biết phòng ngừa tích cực hơn”, chị T. chia sẻ.

Theo ghi nhận của PV tại một số bệnh viện khu vực TP.HCM cho thấy, người dân đã chủ động phòng ngừa hơn với bệnh truyền nhiễm do vius Zika. Tại bệnh viện Nhi đồng 2, chị Lê Thị Bình (34 tuổi, ngụ Bình Dương) kể: “Do biết tình hình bệnh sốt xuất huyết và bệnh Zika tăng, nên khi thấy con gái mới 4 tuổi sốt, mệt, tôi đưa ngay lên bệnh viện tuyến cuối khám cho yên tâm. May là bác sỹ kết luận sốt siêu vi, chỉ cần uống thuốc theo đơn và chưa cần nhập viện. Do đó, tôi cho con về nhà để chăm sóc cho tiện, khi có biểu hiện bệnh nặng tôi sẽ cho tái khám và theo dõi”.

Đang mang thai tháng thứ ba, chị Bùi Thanh Vân, khám thai tại bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM lo lắng: “Tôi và những người có bầu giai đoạn đầu rất lo khi tuổi thai còn nhỏ, tình hình dịch bệnh Zika ngày càng phát hiện nhiều. Tôi chỉ mong vượt qua những tháng đầu tiên của thai kỳ trước, sau đó mong dịch bệnh Zika được đẩy lùi để người dân yên tâm”.

Theo chị Vân, chị luôn được bác sĩ căn dặn, phải đề phòng muỗi, cũng như dịch bệnh, có chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý... để bảo đảm thai phụ được khỏe mạnh. Trước đây, nghe bệnh Zika có vẻ không quan tâm, nhưng từ những ngày đầu biết mình mang thai, những người như chị rất chú ý và quan tâm tới thông tin về bệnh này, để cảnh giác và đề phòng hơn.

Dễ lây lan do véc - tơ muỗi vằn

Trong một diễn biến khác, chiều ngày 11/11, thông tin tới PV, đại diện sở Y tế TP.HCM cho biết, ngày 11/11/2016, TP đã phát hiện thêm 6/80 (7,5%) trường hợp dương tính với virus Zika, trong đó 5 trường hợp tại viện Pasteur và 1 trường hợp tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Kết quả số mẫu dương tính có giảm so với lô mẫu trong 2 tuần trước, cụ thể tuần 43 có 16/60 mẫu (26,67%), tuần 44 có 8/47 mẫu (17,02%). Tổng số ca bệnh do virus Zika đến nay là 35 ca và số phường, xã có ca bệnh Zika là 24 tại 13/24 quận, huyện.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM xác nhận, tính đến chiều tối ngày 10/11, tại TP.HCM đã có 13/24 quận huyện có số người mắc bệnh do virus Zika, với tổng số bệnh nhân lên tới 35 trường hợp. Trong đó, quận Bình Thạnh là địa phương có số lượng bệnh nhân cao nhất, 7 trường hợp. Tuy nhiên, chưa có khuyến cáo nào về việc cấm đi lại vùng dịch tại TP.HCM. Ngành y tế TP đang đẩy mạnh tuyên truyền cảnh báo nguy cơ  virus Zika  lưu hành và bệnh lan rộng. Đồng thời kêu gọi người dân tích cực diệt muỗi, loăng quăng. Cũng theo bác sĩ Dũng, địa bàn TP.HCM rất dễ lây lan bệnh do véc - tơ muỗi vằn gây ra, cụ thể là bệnh sốt xuất huyết và bệnh Zika. Qua khảo sát, hiện địa bàn thành phố vẫn còn nhiều điểm loăng quăng ở các địa bàn dân cư. Ý thức người dân chưa tốt, hoặc chưa quan tâm đến vấn đề này. Trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiễm. Trước tình trạng tăng nhanh ca bệnh Zika, cùng với việc lấy mẫu những ca nghi ngờ để xét nghiệm, ngành y tế thành phố đẩy mạnh các biện pháp dịch tễ, không cần chờ một tuần kết quả dương tính như trước đây. Đồng thời kêu gọi người dân hưởng ứng diệt loăng quăng để công tác phòng ngừa bệnh có hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin, tính đến ngày 3/11/2016, toàn TP có 21 trường hợp nhiễm vius Zika, tại 11 quận huyện của thành phố gồm: Quận 2 (phường An Phú, Thạnh Mỹ Lợi), quận 4 (phường 2, 9), quận 5 (phường 8), quận 9 (phường Phước Long B), quận 10 (phường 12), quận 12 (phường Hiệp Thành), quận Bình Thạnh (phường 17, 24), huyện Hóc Môn (xã Bà Điểm, Đông Thạnh), huyện Cần Giờ (xã Bình Khánh), quận Tân Phú (phường Hòa Thạnh, Tân Thới Hòa), quận Bình Tân (phường Bình Trị Đông B).  Theo báo cáo mới nhất, đến ngày 11/11, toàn TP có 35 trường hợp nhiễm Zika và trên địa bàn 13/24 quận huyện tại TP.HCM có trường hợp nhiễm Zika, hiện chưa xác minh những địa chỉ cư trú bệnh nhân mới mắc.

Bộ Y tế chỉ đạo, thực hiện quyết liệt công tác phòng chống virus Zika

Liên quan tới các ca nhiễm virus Zika trên địa bàn TP.HCM, PV báo ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Trường – Chánh văn phòng bộ Y tế. Theo ông Trường, trong nỗ lực không để dịch Zika bùng phát trên địa bàn TP.HCM, Bộ trưởng cũng như Thứ trưởng bộ Y tế đã có chuyến công tác vào TP.HCM và chỉ đạo rất quyết liệt về việc phòng chống virus Zika. “Về cơ bản, cũng như phòng chống dịch sốt xuất huyết, chúng ta phải triệt để diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và thực hiện phòng chống muỗi đốt, mắc màn khi đi ngủ. Đây là chỉ đạo chung trên toàn quốc chứ không chỉ ở riêng TP.HCM”, ông Trường cho biết.

LÀNH NGUYỄN

Xem thêm video:

[mecloud]G7Bs75CVcb[/mecloud]

Tin nổi bật