Một người đàn ông ở miền Trung Trung Quốc đã trói cậu con trai tuổi teen của mình bằng dây thừng giữa nơi công cộng vì cậu bé không học hành, làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt về sự ngỗ nghịch của những đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Theo đó, một người đàn ông đi làm xa nhà đã di chuyển hơn 1.000km từ Chiết Giang về Hồ Nam (Trung quốc) để trói con trai đưa tới đồn cảnh sát. Trước đó, người cha đã được cô giáo gọi điện thông báo rằng con anh đã bỏ học và bắt đầu hút thuốc, uống rượu.
Cuộc gặp đầy xung đột của hai cha con diễn ra bên ngoài một cửa hàng, nơi chủ cửa hàng nói với truyền thông địa phương rằng người cha (chưa được xác định danh tính) là một công nhân nhập cư đã vượt 1.000 km từ Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc đến Hồ Nam sau khi giáo viên của cậu bé gọi điện để phàn nàn về con trai anh ta.
Chủ cửa hàng cho biết thiếu niên này, khoảng 14 đến 15 tuổi, thường xuyên trốn học và đã bỏ học trong một thời gian. "Nó chỉ quanh quẩn trên phố. Nó còn hút thuốc, nghiện rượu và cờ bạc”, chủ cửa hàng cho biết.
Người cha trói con trai giữa đường, câu chuyện đằng sau khiến ai cũng thấu hiểu. Ảnh: SCMP.
Khi người cha trở về tỉnh Hồ Nam và tìm thấy cậu bé trên phố, ông đã thông báo với con trai rằng ông sắp đưa cậu bé đến đồn cảnh sát để “giáo dục lại”. Cậu bé không nghe lời cha mình.
Người cha đoạn video nói rằng: "Tại sao con không muốn đến trường để học?" khi ông cố gắng khống chế con trai mình. Theo Mengma Video, hai người đã bị quay lại cảnh đánh nhau ở tỉnh Hồ Nam khi cậu bé chống lại nỗ lực khống chế bằng dây thừng và đưa cậu đến đồn cảnh sát của cha mình.
Sau đó, cảnh sát đã đến để hòa giải xung đột, và một cảnh sát cho biết đã nói chuyện với cả hai cha con trước khi cho phép họ rời đi. “Dù sao thì cậu bé này vẫn còn nhỏ và cần phải đi học lại”, viên cảnh sát nói.
Trước khi người cha có thể đưa con trai tới đồn cảnh sát, cảnh sát đã... có mặt để giải tán đám đông mất trật tự và yêu cầu hai cha con giữ bình tĩnh để giải quyết sự việc. Một nhân viên cảnh sát tham gia xử lý sự việc đã trò chuyện với cả hai cha con, trước khi yêu cầu họ không tiếp tục gây mất trật tự trên đường phố và về nhà từ tốn đối thoại.
Nhân viên cảnh sát chia sẻ với truyền thông địa phương: "Tôi đã nhấn mạnh với cậu thiếu niên rằng cháu đang ở độ tuổi đến trường nên cần quay lại trường học, tiếp tục việc học. Tôi cũng nói với người cha rằng chuyện gia đình cần phải được giải quyết trong nội bộ gia đình.
Tôi cũng khuyên anh ấy cần quan tâm tới con hơn, tâm lý hơn và nên đối thoại trong không khí đầm ấm, thay vì gây nên cảnh tượng xấu trên đường phố, như vậy sẽ lợi bất cập hại".
Theo một số người dân địa phương quen biết gia đình người đàn ông, anh và mẹ của con trai đã ly hôn, hiện không rõ thông tin về người mẹ.
Tại Trung Quốc, chương trình giáo dục phổ thông bắt buộc kéo dài 9 năm. Cậu thiếu niên đang ở tuổi 15, nghĩa là cậu đã gần hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông bắt buộc. Sau đó, tùy thuộc vào năng lực và thiên hướng, cậu có thể chuyển sang học tại các trường nghề.
Việc cậu thiếu niên cố gắng hoàn tất chương trình giáo dục bắt buộc để có thể chuyển sang học nghề và trở thành lao động đã qua đào tạo, là một hướng đi tốt đẹp cho tương lai của cậu.
Vì vậy, việc người cha gấp rút di chuyển "ngàn dặm" về gặp con để yêu cầu con quay lại trường học là hợp lý. Dù vậy, cách thức dạy con của người cha khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, ái ngại.
Trước cảnh tượng được ghi lại, nhiều người thể hiện sự thương cảm dành cho người cha đi làm xa nhà, bởi anh hẳn rất lo lắng cho con nên mới ngay lập tức gác lại mọi công việc để về quê gặp con.
Dù vậy, động thái trói con và dọa đưa tới đồn cảnh sát không thể là giải pháp thuyết phục con anh quay lại trường học. Thậm chí, trước sự quá khích của cha, sự đánh giá của người xung quanh và nội dung lan truyền trên mạng xã hội, cậu thiếu niên sẽ càng bị ảnh hưởng tiêu cực, trở nên ngang bướng, bất cần.
Dưới đây là một số bình luận của cư dân mạng:
“Trong tương lai, cậu bé này sẽ biết ơn vì cha mình đã trói cậu lại và buộc cậu phải quay lại trường học”;
"Tôi cảm thấy đau lòng đến rơi nước mắt khi nhìn thấy cảnh người cha bất lực trước đứa con hư hỏng";
"Ông ấy đã đi hơn 1000 km để dạy dỗ đứa con của mình";
"Nhìn người cha khắc khổ quá, tôi không cầm được nước mắt",...