Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngổn ngang trăm mối khi thí sinh loay hoay chọn trường đại học

(DS&PL) -

Năm nay, với hình thức thi mới nên dù biết điểm nhưng nhiều thí sinh vẫn rất hoang mang, không biết khả năng đỗ - trượt khi đăng ký vào các trường đại học như thế nào?

(ĐSPL)- So với những năm trước đây, khi nhiều trường công bố điểm thi đại học cũng là lúc nhiều thí sinh đã tiên lượng được khả năng đỗ hay trượt để chuẩn bị những phương án khác. Năm nay, với hình thức thi mới nên dù biết điểm nhưng nhiều thí sinh vẫn rất hoang mang, không biết khả năng đỗ - trượt khi đăng ký vào các trường đại học như thế nào? 

 Tỉ lệ ảo sẽ lớn?

Sau khi bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT Quốc gia 2015, nhiều trường đại học cũng bắt đầu ra thông báo chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh để các thí sinh tiện theo dõi và đăng ký vào trường phù hợp.

Trường đại học Y Hà Nội yêu cầu thí sinh xét tuyển hệ bác sỹ (Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học Cổ truyền, Y học dự phòng) phải có tổng điểm trung bình 6 học kỳ tại THPT của 3 môn Toán, Hóa, Sinh ≥ 21 điểm.

Trong khi đó, đại học Bách khoa Hà Nội yêu cầu thí sinh phải có tổng điểm trung bình 6 học kỳ tại THPT của 3 môn xét tuyển ≥ 20 điểm.

Riêng, học viện Tài chính sẽ xét tuyển theo từng ngành, điểm trúng tuyển cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của bộ GD&ĐT ít nhất 2 điểm.

Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) thì sẽ nhận hồ sơ xét tuyển từ ngưỡng tối thiểu mà bộ GD&ĐT quy định, sau đó xét theo tình hình cụ thể để công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào trường.

Được biết, chỉ tiêu hệ chính quy của trường này năm nay là 3.500 sinh viên. Ông Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Đào tạo, đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cung cấp thông tin, năm nay trường nhận hồ sơ xét tuyển từ điểm sàn của bộ GD&ĐT và dự kiến nguyện vọng 1 sẽ tuyển khoảng 75\% chỉ tiêu (trong tổng số  3.000 sinh viên dự định tuyển).

Các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2015.

Mặc dù khá nhiều trường đã công bố chỉ tiêu cũng như kế hoạch tuyển sinh nhưng các bậc phụ huynh lẫn thí sinh vẫn rất lo lắng. Chị Tô Hương Sen (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) chia sẻ: “Cả tuần nay, hai mẹ con tôi đứng ngồi không yên. Trước thì lo lắng không biết con  thi có đủ điểm đậu tốt nghiệp hay không? Giờ biết đậu tốt nghiệp rồi, lại tiếp tục lo kiếm trường đại học xét điểm an toàn nhưng khó nhất ở điểm này. Tôi lấy ví dụ, mình cho con nộp vô trường đại học A, với số điểm đó thì tỉ lệ đỗ sẽ cao. Nhưng nhiều phụ huynh có con cùng tầm điểm đó cũng nghĩ như vậy nên cũng cho con nộp vô trường A. Tỉ lệ “chọi” dĩ nhiên tăng lên và nguy cơ rớt đại học của con mình vẫn rất cao”.

Trong khi đó, thí sinh Đào Tiến Minh (trường THPT Tam Đảo 1, Vĩnh Phúc) nhận định: “Tỉ lệ “chọi” năm nay sẽ rất cao. Bởi lẽ, chúng em không biết có bao nhiêu bạn đăng ký vào cùng một trường. Những năm trước, số người đăng ký vào một trường như thế nào chúng em có thể biết, rồi còn biết tỉ lệ “chọi” cụ thể của từng trường. Dựa vào những điều đó, chúng em có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất. Thế nhưng, năm nay các thí sinh chẳng biết gì cả, ngoài thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Em cho rằng, sẽ có tình trạng nhiều trường thì thí sinh đổ xô vào đăng ký, nhiều trường lại có rất ít thí sinh. Vì thế, tỉ lệ hên -  xui, đỗ - trượt là khá cao”.

Trước vấn đề nan giải của chương trình xét tuyển đại học năm nay, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo, trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết: “Đối với những trường xét học bạ, tỉ lệ hồ sơ ảo sẽ tăng mạnh. Trong đó, những trường tốp trên và giữa sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy vậy, lượng ảo sẽ tập trung vào 200 trường xét tuyển bằng học bạ, bởi trong đó có nhiều em thi THPT quốc gia, nhưng vẫn xét tuyển đại học bằng học bạ. Những dữ liệu tuyển sinh bằng học bạ không được đưa vào phần mềm tuyển sinh chung của bộ GD&ĐT. Bởi vậy, có nhiều thí sinh trúng tuyển bằng cả hai phương thức, nên tỉ lệ ảo sẽ rất lớn”.

...Đến nhiều trường đại học gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh?

Trước câu hỏi của PV báo ĐS&PL về chuyện sau khi biết điểm, thí sinh cần phải làm gì, TS. Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng cục Khảo thí, bộ GD&ĐT phân tích: “Sau khi công bố kết quả, thí sinh sẽ nhận giấy báo điểm thi tại nơi nộp hồ sơ dự thi tốt nghiệp. Thí sinh có 4 bản giấy báo điểm thi, trong đó có một bản để đăng ký hồ sơ cho đợt 1 kỳ thi tuyển sinh đại học – cao đẳng và 3 bản cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thí sinh dùng giấy báo điểm xét tuyển đợt 1 đăng ký vào 1 trường nhưng được bốn ngành và có quyền rút hồ sơ để nộp trường khác. Bộ quy định cứ 3 ngày thì trường sẽ công bố công khai thông tin nộp hồ sơ cho thí sinh biết”.

TS.Trần Văn Nghĩa.

Tuy vậy, quy trình này vẫn được đánh giá là làm khó cho các trường cũng như các thí sinh. Một giảng viên trường đại học tại TP.HCM cho rằng: “Những năm trước, thí sinh tự nộp hồ sơ vào trường mình dự định thi, sau đó mới thi tuyển sẽ khiến trường chủ động hơn từ việc tính điểm chuẩn, phân bổ chỉ tiêu, xét tuyển... Nhưng năm nay, mỗi thí sinh có thể được xét bốn ngành trong cùng một trường khiến việc này rắc rối hơn. Trong khi đó, điểm thi không có sự phân hóa rõ ràng nên nhất định phải có biện pháp khác nữa để chọn lọc thí sinh với những chỉ tiêu phụ đi kèm. Thế nhưng năm nay, bộ GD&ĐT lại không cho áp dụng điều này. Đó không chỉ là những khó khăn của nhà trường, mà còn gây phức tạp cho thí sinh, phụ huynh”.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Truyền thông, trường đại học Công nghệ TP.HCM cho hay: “Năm nay, ngoài các khối thi như các năm trước, trường có thêm 8 khối thi mới để thí sinh thêm quyền lựa chọn khi xét tuyển. Tuy nhiên, việc xác định điểm sàn sẽ vất vả hơn. Chúng tôi vẫn đang chờ ý kiến từ bộ GD&ĐT vì không biết sẽ xác định điểm sàn theo điểm đảm bảo từng môn hay điểm đảm bảo cả 3 môn”.

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của cơ quan đại diện bộ GD&ĐT tại TP.HCM thì: “Năm nay, Bộ cho phép mỗi ngành trong một trường được xét tuyển tối đa bốn khối thi, nên mùa tuyển sinh năm nay có hơn 100 khối thi mới. Việc xác định điểm sàn chung như mọi năm sẽ không công bằng, vì đề thi có môn dễ, môn khó. Bộ nên chia điểm sàn thành hai loại: Khối thi truyền thống và khối thi mới để các em không bị thiệt thòi”. Cũng theo ông Cường, sau khi biết điểm, các thí sinh nên căn cứ các tổ hợp xét tuyển vào ngành mà mình yêu thích. Sau đó, lựa chọn ba môn thi có kết quả cao nhất để nộp hồ sơ thì cơ hội trúng tuyển sẽ cao.

Đây cũng là lời khuyên của TS. Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng cục Khảo thí, bộ GD&ĐT khi cho rằng: “Khi các trường công bố công khai điều kiện xét tuyển (trong đó có tổ hợp các môn xét tuyển, chỉ tiêu từng khối và mức điểm xét tuyển giữa các tổ hợp môn) xem nó có bằng nhau hay chênh lệch điểm. Thí sinh sẽ dựa vào đó mà chọn tổ hợp môn có lợi cho mình nhất để nộp hồ sơ dự tuyển. Sau khi có điểm thi, phụ huynh sẽ so sánh với điểm thi của con mình để có chọn lựa tổ hợp điểm, khối mà con mình có điểm thi cao hơn, như vậy là phù hợp hơn cả”.

Các trường nhận hồ sơ từ ngày 1/8

Từ ngày 1/8 đến 20/8, các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển đợt đầu tiên. Đây được coi là đợt xét tuyển quan trọng nhất vì các trường sẽ tuyển hơn 70\% chỉ tiêu, thậm chí có nhiều trường tuyển 100\% chỉ tiêu trong đợt này, phần lớn là các trường đại học top đầu. Do đó, các bậc phụ huynh, thí sinh cần phải cân nhắc hết sức cẩn thận để có những lựa chọn phù hợp nhất.

P.Thiệu

 Xem thêm video:
[mecloud]gdE2TtvxqE[/mecloud]

Tin nổi bật