Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngoại trưởng Nga: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nên được mở rộng

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng hiện nay có quá nhiều nước phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cần phải có thêm đại diện của châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Với tư cách Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an tháng 4, Nga đã triệu tập cuộc họp để thảo luận cách thức làm cho chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn thông qua việc bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc.

Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố: “Thế giới đã đạt đến ngưỡng nguy hiểm giống như thời Chiến tranh Lạnh, thậm chí có thể còn nguy hiểm hơn. Tình hình trở nên tồi tệ hơn với sự mất niềm tin vào chủ nghĩa đa phương".

Đồng thời, ông nhấn mạnh: “Hệ thống mà Liên hợp quốc là trung tâm đang rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc mà nguyên nhân chính là do một số quốc gia thành viên muốn thay thế luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc bằng một số trật tự dựa trên luật lệ”.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: mid.ru) 

Tại đây, theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nên được mở rộng để giải quyết các vấn đề xung đột quốc tế, đáp ứng các nhu cầu địa chính trị hiện đại.

Ông Lavrov giải thích rằng điều này có nghĩa là quá trình cải cách của Hội đồng Bảo an phải được “đẩy nhanh với việc có thêm đại diện của các quốc gia châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh trong đó”.

“Việc phương Tây chiếm quá nhiều đại diện hiện nay trong cơ quan quan trọng này của Liên hợp quốc đang làm suy yếu nguyên tắc đa cực", Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình, ông Lavrov không nói rõ về việc các quốc gia từ châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh nên bổ sung vào vị trí thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an hay đại diện không thường trực ở các khu vực.

Cũng tại cuộc họp, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo: “Căng thẳng giữa các cường quốc đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Nguy cơ xung đột do rủi ro hoặc tính toán sai lầm cũng ở mức cao”. Đồng thời, ông cũng cho rằng xung đột tại Ukraine đang làm tăng thêm xáo trộn kinh tế toàn cầu vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ngoài ra, người đứng đầu Liên hợp quốc cũng kêu gọi mở rộng thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian nhằm thiết lập hành lang nhân đạo trên biển cho nông sản Ukraine.

Phương Linh (T/h)

Tin nổi bật