Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngỡ ngàng “nhạc trưởng thiên tài” chỉ huy cả dàn nhạc nhưng có IQ chỉ bằng đứa trẻ 3 tuổi

(DS&PL) -

Chu Châu là người khuyết tật đầu tiên trên thế giới có thể làm điều đáng kinh ngạc đó chính là chỉ huy cả một dàn nhạc dù mắc hội chứng Down.

Chu Châu là người khuyết tật đầu tiên trên thế giới có thể làm điều đáng kinh ngạc đó chính là chỉ huy cả một dàn nhạc dù mắc hội chứng Down.

Mặc dù mắc bệnh Down nhưng Châu có thể chỉ huy cả dàn nhạc.

Hồ Ngọc Châu, nghệ danh Chu Châu (SN 1978) là một nhạc trưởng nổi danh người Trung Quốc. Tuy nhiên Châu rất khác biệt so với mọi người. Dù đã 41 tuổi nhưng trí tuệ của Chu Châu chỉ bằng một đứa trẻ 3 tuổi. Khi có ai cho đồ chơi hay đồ ăn, Chu Châu đều mỉm cười vui sướng.

Chỉ số thông minh của Chu Châu là 30, trong khi chỉ số tối thiểu của người trưởng thành là 70. Có điều này bởi Chu Châu mắc hội chứng Down – một rối loạn di truyền gây nên bởi nhiễm sắc thể 21 bị thừa một phần hoặc toàn bộ.

Hội chứng này khiến người bệnh bị khuyết tật về thể chất và trí tuệ, khả năng miễn dịch kém.

Tuổi thơ của Chu Châu trong ký ức của cha anh - ông Hồ Hậu Bồi - chỉ là sự trêu chọc và bắt nạt của những đứa trẻ trong xóm. Ông Hồ chơi contrabass trong dàn nhạc giao hưởng Vũ Hán nên ngay từ nhỏ Chu Châu thường được bố đưa đến các buổi tập tại nhà hát. Mỗi khi Chu Châu đến chơi, thành viên trong ban nhạc thường khuyến khích cậu lên sân khấu biểu diễn.

Được khích lệ, Chu Châu bắt chước các động tác cầm gậy của chỉ huy dàn nhạc. Sự nghiêm túc của cậu bé vô tình thu hút sự chú ý của một nhạc sĩ. Người này mua tặng cậu một bộ y phục giống như chỉ huy dàn nhạc.

Không lâu sau, truyền hình Vũ Hán có buổi quay phim tại nhà hát, ngay lập tức vị đạo diễn bị thu hút bởi cậu bé kỳ lạ này. Bộ phim tài liệu có tên "Thế giới của Chu Châu" ra đời sau đó.

Bộ phim khởi quay, đồng nghiệp của bố Chu Châu đã rất hợp tác với cậu bé. Người chỉ huy ban nhạc đã đồng ý để Chu Châu trực tiếp lên sâu khấu biểu diễn.

Trong phim, người xem thấy Chu Châu có màn trình diễn ăn ý với ban nhạc. Sự thực là, theo một thành viên của dàn nhạc: "Chu Châu không biết cách chỉ huy. Cậu bé chỉ có chút năng khiếu trong việc bắt chước hình ảnh". Bộ phim tài liệu "Thế giới của Chu Châu" sau khi ra mắt đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, khiến Chu Châu từ một cậu bé có IQ của trẻ lên 3 bỗng trở nên nổi tiếng.

Dưới ảnh hưởng của truyền thông, Chu Châu được định danh như một tài năng xuất chúng trong những người khuyết tật của Trung Quốc.

Bộ phim "Thế giới của Chu Châu" đã thay đổi cuộc đời của Chu Châu.

Để tiếp tục xây dựng về một huyền thoại mang tên Chu Châu, toàn bộ dàn nhạc giao hưởng Vũ Hán lúc đó đều phải thực hiện theo chỉ đạo từ cấp trên. Ông Hàn Mộng Quốc, cựu trưởng đoàn kịch opera của nhà hát này thừa nhận: "Vào thời điểm đó, dưới sự chỉ đạo của chỉ huy dàn nhạc, Chu Châu chỉ cần tiến lên phía trước dàn nhạc và di chuyển theo nhịp điệu. Người ngoài không biết sẽ nghĩ đó là một nhạc trưởng tuyệt vời. Chỉ những người trong nghề như chúng tôi mới hiểu cậu bé không khác gì con rối".

Trong khi đó, một số thành viên cũ của ban nhạc tiết lộ, Chu Châu chính là người đã nuôi sống họ vào thời điểm chẳng mấy ai nghe nhạc giao hưởng: "Rất nhiều người phải cảm ơn cậu ấy vì đã cho họ bát cơm, khiến họ không thất nghiệp".

Khi cái tên Chu Châu nổi tiếng, ông Hồ Hậu Bồi đã chi rất nhiều tiền để thành lập một dàn nhạc thương mại với nòng cốt là con trai mình. Dàn nhạc này sau được bán cho một công ty giải trí tư nhân. Ban nhạc gồm 40-50 người biểu diễn từ 200 đến 300 chương trình mỗi năm. Một buổi biểu diễn cao nhất được trả 300.000 tệ, thấp nhất là 100.000 tệ, riêng Chu Châu trung bình được trả 50.000 tệ. Thời điểm này, gia đình Chu Châu đã mua được nhà, được xe.

Thời kỳ đỉnh cao, nơi nào người ta cũng đón tiếp Chu Châu như một minh tinh màn bạc, khiến cậu bắt đầu có thái độ xem thường người khác, dù đó từng là người thân thiết. Chu Châu luôn khẳng định bản thân là người nổi tiếng khi không chào hỏi cũng như có thái độ hách dịch với những người phục vụ. "Hoa của khán giả tặng tôi đâu?", Chu thường quát câu đó mỗi khi buổi biểu diễn kết thúc.

Năm 2007, sau 168 buổi biểu diễn, ban nhạc của Chu Châu dần tan rã. Người đứng đầu ban nhạc phân tích, bởi Chu Châu không có thay đổi trong cách biểu diễn. Chỉ có khoảng vài tác phẩm là cậu chỉ huy giỏi, các tác phẩm khác không được thay đổi thường xuyên. "Hơn nữa người đến xem biểu diễn đa phần là tò mò. Họ có chung thắc mắc làm sao một người bị bệnh Down lại có thể chỉ huy được cả một dàn nhạc. Khi sự hiếu kỳ được thỏa mãn, còn ai quan tâm tới Chu Châu nữa", người này nói.

Một thời gian sau đó, Chu Châu được phát hiện mắc bệnh ung thư nhưng may mắn là cuộc phẫu thuật thành công. Anh đã trải qua nhiều thử thách về tài năng, sự nổi tiếng, tiền bạc... nhưng vẫn không biết gì cả. Anh vẫn sống như vậy trong thế giới của riêng mình như thường lệ và liếc nhìn một cách tò mò mỗi khi ai đó bước ngang qua mình.

Sau biến cố này, anh không còn biểu diễn nữa. Một người trong giàn nhạc trước đây nói: "Nó trở nên khó chịu và không vui, đôi lúc mất bình tĩnh với cha mình và cảm thấy buồn khi còn còn được biểu diễn nữa".

Bố của Châu đã già yếu và không thể tiếp tục chăm sóc con trai.

Năm 2016, người đứng đầu của Đoàn nghệ thuật khuyết tật trước đây đã đến gặp cha con Chu Châu và ngỏ ý muốn mời anh quay về Thâm Quyến biểu diễn. Cha của anh lúc đó đã là ông lão 80 tuổi và cảm thấy không còn đủ sức khỏe để chăm sóc cho con trai của mình nữa. Anh được giao cho một người trong đoàn chăm sóc.

Cuộc sống của Chu Châu ở Thâm Quyến trở nên tốt hơn, anh thường thức dậy đúng giờ, tập luyện, ăn uống theo sự quản lý của đoàn. Nhiều người nói rằng anh hiểu rằng xã hội giờ đã thay đổi, thời đại này đã khác trước rất nhiều và màn trình diễn của anh có lẽ không còn phù hợp với thị hiếu của khán giả.

Bây giờ cơ hội biểu diễn của Chu Châu rất hiếm và cuộc sống của anh cũng khó khăn. Mẹ của anh đã liều sinh em gái cho anh, bây giờ cả gia đình sống rất hạnh phúc với nhau.

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật