Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngô là loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng, có khả năng chống ung thư nhưng "đại kỵ" với nhóm người này

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Từ lâu ngô đã được biết đến là một loại rau, loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này.

Ngô là loại thực phẩm chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt còn có khả năng chống ung thư. Trong số các loại ngũ cốc, ngô chứa những hợp chất phenolic cao nhất. Điều này có nghĩa là nó có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư tuyệt vời. Trong ngô còn có anthocyanin, coumarin, axit trihydroxybenzoic, axit vanillic, axit caffeic, axit ferulic, axit chlorogen, axit axetic hydroxyphenyl.

Ngoài ra, các flavonoid như quercetin, rustin, hirsutrin, morin, kaempferol, naringenin, youperitin, zeaxanthin, lutein và các dẫn xuất của chúng cũng thường được thấy trong loại ngũ cốc này.

Ngô chứa ít chất béo, giàu carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong số đó, carbohydrate là chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể con người, chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, vitamin A, vitamin E và vitamin C, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch và sức khỏe của da.

Ngô là loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng, có khả năng chống ung thư nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

Lợi ích của việc ăn ngô

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Khi lượng đường trong máu tăng cao thì dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp và các gốc tự do làm cho tình trạng thiếu oxy trở nên trầm trọng hơn.

Các anthocyanin và flavonoid có trong ngô là những chất chống lại gốc tự do mạnh. Chúng loại bỏ các gốc tự do, cải thiện lưu lượng máu, bảo vệ tế bào tuyến tụy, tăng tiết insulin và ngăn ngừa suy thận.

Giảm cân

Râu ngô vốn là nhụy của ngô, chúng là các sợi màu xanh hoặc vàng, có chứa nhiều flavonoid, tannin, saponin, alkaloids, sitosterol, cùng với canxi, kali và magiê.

Các chất phytochemical trong râu ngô điều chỉnh các gen kiểm soát sự tích tụ chất béo, biệt hóa tế bào mỡ trong khi làm tăng tốc độ lipolysis và chuyển hóa axit béo. Điều này có khả năng giúp bạn giảm cân.

Tuy nhiên, đối với hạt ngô thì đã có nhiều bằng chứng cho thấy gây nên tình trạng tăng cân và béo phì do hàm lượng tinh bột dồi dào.

Giảm viêm

Viêm là cách cơ thể bạn đối phó với các mối đe dọa như mầm bệnh, gốc tự do, kim loại nặng, chất trung gian độc hại, quá liều, thiếu hụt, kích thích bên ngoài và bất kỳ căng thẳng sinh lý bất lợi nào khác.

Các protein và chất phytochemical có trong ngô có tác dụng bảo vệ cho cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây viêm. Các flavonoid như quercetin, naringenin và lutein cùng với anthocyanin cũng ức chế sự kích hoạt của một số gen gây viêm và cơ chế tế bào.

Theo lý thuyết này, chế độ ăn giàu ngô có thể làm giảm táo bón, hen suyễn, viêm khớp, bệnh ruột kích thích và viêm da.

Tăng hàm lượng chất sắt

Thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể bạn là sự sụt giảm nồng độ hemoglobin . Trẻ thiếu máu có sự phát triển chậm chạp, chậm phát triển nhận thức và hệ thống miễn dịch yếu.

Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và dinh dưỡng. Trong ngô chứa một hàm lượng sắt rất dồi dào, thêm ngô vào chế độ ăn với một hàm lượng thích hợp có thể giải quyết các vấn đề về thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Chất sắt cũng rất cần thiết cho sức khỏe của mắt, tóc và da.

Cải thiện thị lực

Lutein và zeaxanthin là hai caroteno đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực. Sự thiếu hụt các carotenoit này gây ra đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các rối loạn nhãn khoa do tuổi tác.

Ngô chứa 21,9 μgg lutein và 10,3g zeaxanthin, cùng với ß-cryptoxanthin và ß-carotene.

Hàm lượng carotene được phát hiện chứa nhiều nhất trong ngô vàng và thấp nhất trong ngô trắng và xanh.

Ngô là loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng, có khả năng chống ung thư nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

Những người nên cẩn thận khi ăn ngô

Người tiêu hóa kém

Những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thậm chí có khi còn gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa.

Ngoài những người tiêu hóa kém không ăn được ngô thì những người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản cũng không được ăn ngô.

Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn ngô luộc

Những người mắc bệnh tiểu đường thường phải cân nhắc xem họ có thể ăn một loại thực phẩm cụ thể hay không, trong đó chỉ số đường huyết và tải trọng đường huyết trở thành những yếu tố quyết định.

Trong khi đó, thành phần chính của ngô là tinh bột - một loại carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu ngay lập tức. Do đó, ngô nên được tiêu thụ với số lượng hạn chế đối với người mắc bệnh tiểu đường. Nên tiêu thụ cùng với thực phẩm khác, được phân loại theo protein hoặc chất béo.

Người có sức đề kháng kém

Xenlulo trong ngô rất phong phú, sau khi ăn sẽ bị cản trở quá trình hấp thụ và bổ sung protein, dẫn đến lượng chất béo nạp vào cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều, vì vậy những người có sức đề kháng kém nên ăn ít ngô, vì nó có khả năng gây hại cho một số cơ quan.

Người đang thiếu canxi, sắt

Lượng chất xơ dồi dào và axit phytic trong ngô có tác động tiêu cực đối với những người bị thiếu sắt, thiếu canxi. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Ngoài ra, hàm lượng acid trong dạ dày cũng giảm đi đáng kể khi ăn ngô với số lượng lớn, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế hấp thụ sắt của cơ thể.

Người đang thiếu canxi, sắt

Lượng chất xơ dồi dào và axit phytic trong ngô có tác động tiêu cực đối với những người bị thiếu sắt, thiếu canxi. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Ngoài ra, hàm lượng acid trong dạ dày cũng giảm đi đáng kể khi ăn ngô với số lượng lớn, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế hấp thụ sắt của cơ thể.

Người già

Chức năng tiêu hóa của người già sẽ kém dần đi theo thời gian, vì vậy tốt nhất là không nên ăn ngô, vì chất xơ trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.

Ngô là loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng, có khả năng chống ung thư nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

Những lưu ý khi ăn ngô

Với thành phần dinh dưỡng ấn tượng, hầu hết chúng ta có thể nhận được các lợi ích sức khỏe từ việc ăn ngô và bổ sung chúng vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng ngô nạp vào cơ thể, chỉ nên ăn 1 bắp ngô luộc có kích thước vừa phải mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

Ngô là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nếu ăn quá nhiều ngô mỗi ngày lượng tinh bột, calo hấp thụ vào cơ thể nhiều, có thể gây béo phì, làm tăng lượng đường trong máu. Đặc biệt, các gia đình nên tránh ăn ngô luộc quá nhiều vào buổi tối, lượng calo hấp thụ vào người không được tiêu hóa hết sẽ khiến tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, gây béo phì.

Ngoài ra, ngô luộc cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, giúp thúc đẩy nhu động ruột và đại tiện. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây đầy bụng, và các chứng khó chịu khác.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật