Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngộ độc cá nóc, 4 người trong gia đình nhập viện trong tình trạng nguy kịch

(DS&PL) -

Ăn cá nóc chiên, một gia đình ở đảo Thổ Châu bị ngộ độc nặng và nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Ăn cá nóc chiên, một gia đình ở xã đảo Thổ Châu bị ngộ độc nặng và nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Một gia đình 4 người ở đảo Thổ Châu sau khi ăn nhầm phải cá nóc đã bị ngộ độc nặng, khiến 1 người tử vong, 3 người trong tình trạng nguy kịch.

Báo Người lao động đưa tin, sáng 13/5, Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết các bác sĩ bệnh viện đang khẩn trương cấp cứu cho 3 người trong một gia đình bị ngộ độc cá nóc rất nguy kịch.

Được biết, tối 11/5, gia đình anh Nguyễn Văn B. (43 tuổi) cùng vợ là chị Lê Thị T. (33 tuổi) và 2 con là Nguyễn Văn K. (15 tuổi) và Nguyễn Văn Y. (6 tuổi; cùng ngụ ở xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc), trong lúc ăn cơm đã ăn trúng cá nóc dẫn đến ngộ độc.

Bác sĩ đang kiểm tra tình trạng sức khỏe cho các bệnh nhân bị ngộ độc. Ảnh: Người lao động

Cả gia đình được đưa đến bệnh xá để theo dõi sức khỏe, tuy nhiên, đến 7h ngày 12/5, sức khỏe của cả gia đình yếu đi. Cháu Y. sau đó đã tử vong, còn 3 người đang trong tình trạng nguy kịch đã được lực lượng cảnh sát biển chở 3 người còn lại vào Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc để kịp thời cấp cứu.

Theo chia sẻ của anh trai anh B., cả gia đình ăn cơm cá chiên gồm có cá lưỡi trâu, cá nóc thì xảy ra sự việc đau lòng nói trên. 

Những năm qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đều có cảnh báo về nguy cơ ngộ độc từ loại cá này và khuyến cáo người dân cần loại bỏ, không sử dụng cá nóc làm thực phẩm cho người.

Chia sẻ trên báo Người Đưa Tin, bác sĩ Chu Hòa Sơn, hiện đang là giảng viên tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chúng ta bị ngộ độc cá nóc là do trong cá nóc có chứa độc tố là Tetrodotoxin, tập trung ở trứng cá, ruột, gan, không bị hủy ở nhiệt độ sôi hay phơi khô, sấy, chất độc bị bất hoạt trong môi trường acid và kiềm mạnh. Vì vậy mặc dù đã áp dụng các biện pháp chế biến nghiêm ngặt nhưng chất độc vẫn tồn tại và không hề mất đi.

Tetrodotoxin gây ức chế bơm Sodium-potassium, block dẫn truyền thần kinh cơ gây liệt cơ, suy hô hấp. Tỉ lệ tử vong cao khoảng 60%. Tetrodotoxin còn gặp ở bạch tuộc xanh.

Các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau khi ăn 5-10 phút, muộn hơn có thể đến 3 giờ. 

Những triệu chứng khi ngộ độc cá nóc bao gồm: ngứa ở miệng; môi và lưỡi tê, khó chịu; tiếp đó thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.

Thịt cá nóc không chứa độc tố, tuy nhiên, khi đánh bắt, chế biến hoặc cá để ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt cá sẽ gây độc khi dùng.

Độc tố cá nóc gây độc mạnh, chỉ cần 4 mg thịt cá có độc tố đã giết chết một con thỏ 1 kg. Với người chỉ cần ăn 10 gram thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1 - 2 mg độc tố có thể gây chết người.

Do đó, để phòng nguy cơ ngộ độc, cần loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt tại bến cá, không làm chả cá nóc, bột cá nóc hoặc các sản phẩm cá nóc khác để bán; không ăn cá nóc tươi và các sản phẩm chế biến từ cá nóc.

Khi ăn phải cá nghi ngờ là cá nóc, xuất hiện dấu hiệu ngứa họng, tê môi, tê lưỡi, tê bàn tay thì gây nôn ngay lập tức đồng thời, phải đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật