Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Nghịch tử" dùng dao sát hại mẹ ở Mê Linh đối diện với hình phạt gì?

(DS&PL) -

Vụ án "nghịch tử" sát hại mẹ, chém trọng thương bố ở Mê Linh (Hà Nội) đang khiến dư luận chấn động. Hiện nghi can của vụ án mạng đã bị cơ quan công an bắt giữ.

Vụ án "nghịch tử" sát hại mẹ, chém trọng thương bố ở Mê Linh (Hà Nội) đang khiến dư luận chấn động. Hiện nghi can của vụ án mạng đã bị cơ quan công an bắt giữ.

Liên quan đến vụ án mạng, trả lời Pv báo Đời sống & Pháp luật, luật sư Việt Vương (Công ty Luật AMI) cho biết, hành vi của nghi can Nguyễn Văn Cảnh dùng dao sát hại mẹ đã có dấu hiệu của tội Giết người theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, người nào có hành vi Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với hành vi của nghi can dùng dao chém trọng thương cha, em trai và hàng xóm, cũng cần xem xét đến mục đích phạm tội của nghi can, đồng thời căn cứ vào các chứng cứ thu thập được tại hiện trường vụ án, nghi can dùng dao chém trọng thương cha, em trai và hàng xóm mục đích để giết những người này không, hay chỉ có mục đích để đe doạ, những người này có hành vi ngăn cản mình.

Theo luật sư Vương, trường hợp nghi can này có mục đích giết cha, em trai, hàng xóm, cố tình muốn tước đoạt tính mạng những người này, nhưng vì lí do khách quan nghi can không thể thực hiện được thì nghi can vẫn có thể bị xử lý về tội giết người theo quy định nêu trên với hành vi giết 02 người trở lên; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình.

Nghi phạm Cảnh tại cơ quan công an. Ảnh: Tri thức Trực tuyến

Nhưng nếu như có cơ sở chứng minh được nghi can Cảnh dùng dao chém trọng thương cha, em trai và hàng xóm không có mục đích giết người mà chỉ muốn cố ý gây thương tích nhằm chống lại hành vi ngăn cản của những người này thì nghi can Nguyễn Văn Cảnh có thể bị xử lý thêm về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017. Trong trường hợp này, cần phải xem xét tỷ lệ thương tật của những người bị thương để có thể biết được mức xử phạt của tội danh này đối với nghi can Cảnh. Cụ thể, đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% cho 02 người trở lên thì mức phạt có thể lên đến 06 năm tù.

"Theo quy định tại Điều 55 về Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì tuỳ vào tính chất mức độ, hành vi của nghi can Nguyễn Văn Cảnh mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng mức phạt. Nếu hai tội danh nêu trên đều là hình phạt tù có thời hạn thì tổng cộng mực phạt tù không quá 30 năm; Nếu hình phạt hỗn hợp gồm cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn thì thì tổng cộng mức phạt tù không quá 30 năm và cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ tương ứng với 01 ngày tù có thời hạn.

Nếu hình phạt nặng nhất là chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình thức xử phạt cao nhất để xử lý", luật sư Vương cho hay.

Trước thông tin cho rằng nghi can Cảnh có dấu hiệu bị trầm cảm, luật sư Việt Vương cho hay, muốn xác định đối tượng, nghi can có phải bị trầm cảm hay mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi khi thực hiện việc phạm tội hay không thì phải thực hiện quy trình giám định pháp y tâm thần được quy định tại Thông tư 23/2019/TT-BYT về Quy trình giám định pháp y tâm thần và Biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần.

Nếu kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y cho thấy đối tượng, nghi can có dấu hiệu trầm cảm dẫn đến mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì cơ quan tố tụng sẽ áp dụng một trong những biện pháp sau: Nếu trong trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội, nếu có cơ sở để xác định, chứng minh được nghi can mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì nghi can không phải chịu trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp chữa bệnh theo quy định tại Điều 21, Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015.

Nếu tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm, nghi can có đủ năng lực hành vi, không có hạn chế thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu trong quá trình giải quyết, trước khi bị kết án mà đối tượng mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015. Đối với người hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi: Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

Vụ án mạng xảy ra vào khoảng 14h ngày 6/2, tại thôn Liễu Trì, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Vào thời điểm trên, ông Nguyễn Văn Thanh và bà Nguyễn Thị Bình đang ngồi ở giữa sân thì xảy ra mâu thuẫn với con trai là Nguyễn Văn Cảnh (SN 1993). Lúc này, Cảnh bất ngờ dùng dao chém mẹ ruột khiến bà Bình tử vong tại chỗ. 

Thấy bố, em trai và bà Vang là hàng xóm chạy vào can ngăn, nghi phạm đã vung dao chém mọi người trọng thương. Sau khi gây án, Cảnh phóng xe máy rời khỏi hiện trường.

Đến chiều ngày 7/2, Cảnh bị cơ quan công an bắt giữ tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, cách hiện trường không xa.

Hoàng Yên

Tin nổi bật