Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghi vấn nhà lãnh đạo Kim Jong-un không còn thực quyền

(DS&PL) -

Ông Kim Jong-un hiện không còn nắm quyền lãnh đạo đất nước, Bình Nhưỡng đang bị phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Báo chí phương Tây hôm qua dẫn lời một cựu quan chức phản gián CHDCND Triều Tiên nói rằng, ông Kim Jong-un hiện không còn nắm quyền lãnh đạo đất nước, Bình Nhưỡng đang bị phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Cựu quan chức phản gián Triều Tiên, ông Jang Jin-sung, từng là nhân vật có ảnh hưởng trong cơ quan tuyên truyền dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-il (cha của ông Kim Jong-un). Tại một hội nghị diễn ra gần đây ở Hà Lan với sự tham dự của một số cựu quan chức cấp cao Triều Tiên lưu vong, ông Jang Jin-sung nói rằng, hiện giờ ông Kim Jong-un chỉ là một nhà lãnh đạo không có thực quyền. Trong khi đó, thủ đô Bình Nhưỡng được đặt trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, ngay cả quan chức cấp cao cũng không được ra hoặc vào. Ông Jang Jin-sung nói rằng, biện pháp phong tỏa này chỉ được áp dụng khi có đảo chính hoặc phát hiện âm mưu đảo chính.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm một đơn vị quân đội Triều Tiên.

Ông Jang Jin-sung nói rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thực sự đã bị lật đổ hồi năm 2013 và chính giới ở Triều Tiên hiện do Cục Tổ chức - Hướng dẫn (OGD) điều khiển. Trước đây, OGD trực tiếp báo cáo các vấn đề liên quan cho nhà lãnh đạo Kim Jong-il. Tại hội nghị, ông Jang Jin-sung phát biểu rằng, chính giới Triều Tiên đang bị chia rẽ: một số quan chức muốn giữ nguyên hiện trạng cộng sản, trong khi một số khác muốn áp dụng một số thành tố của chủ nghĩa tư bản. Ông này nói với kênh tin tức toàn cầu Vice News (thuộc tập đoàn truyền thông Mỹ Vice Media): “Có những người muốn duy trì sự độc quyền. Có những người đang chống lại chế độ, nhưng họ muốn tận dụng tình hình để tạo ảnh hưởng. Đó không phải là nội chiến, nhưng hai lực lượng này hiện xung khắc với nhau”.
Ông Remco Breuker, giáo sư Triều Tiên hiện công tác tại Đại học Leiden (Hà Lan), người chủ trì hội nghị, ủng hộ tuyên bố của ông Jang Jin-sung. Giáo sư Breuker nói: “Quyền lực thực sự nằm trong tay ODG. Cơ quan này phục vụ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nhưng phục vụ di sản của ông Kim Jong-il rõ nét hơn”. Ông Jang Jin-sung cho rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể sẽ bị anh trai thay thế, hoặc là ông Kim Jong-nam (43 tuổi) hoặc ông Kim Jong-chul (33 tuổi).
Giáo sư Toshimitsu Shigemura, chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên, hiện công tác tại Đại học Waseda (Nhật Bản), nói với báo Anh The Telegraph rằng, việc Bình Nhưỡng bị phong tỏa có thể đồng nghĩa với việc chế độ của ông Kim Jong-un đã trở nên bất ổn ở mức nguy hiểm. Giáo sư Shigemura nói: “Việc này ám chỉ rằng, đã có đảo chính hụt hoặc giới chức Triều Tiên đã phát hiện một âm mưu nào đó chống lại nhà cầm quyền. Nếu đó là cuộc đảo chính do quân đội hậu thuẫn thì tình hình ở Bình Nhưỡng sẽ rất nguy hiểm. Tôi thấy có một số báo cáo nói rằng, ông Kim Jong-un đã bị đưa ra khỏi thủ đô”.
Tháng trước, lần đầu tiên, báo chí nhà nước Triều Tiên công bố rằng, ông Kim Jong-un đang có vấn đề về mặt sức khỏe, báo Trung QuốcGlobal Times đưa tin. Công bố của truyền hình Triều Tiên dấy lên nhiều đồn đoán về tình trạng bệnh tật của nhà lãnh đạo trẻ tuổi như gút, tim mạch… Ông Kim Jong-un, 31 tuổi, thường là tâm điểm của truyền thông nhà nước, nhưng không thấy hiện diện trên báo chí kể từ ngày 3/9, khi ông và vợ có mặt tại một buổi hòa nhạc.
Đoạn phim tài liệu quay một sự kiện có sự tham dự của các quan chức cấp cao của Triều Tiên hồi tháng 7 cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi khập khiễng. Báo Hàn Quốc Chosun Ilbo dẫn một nguồn tin nói rằng, ông Kim Jong-un bị vỡ cả hai mắt cá chân trong khi đi giày cao gót thăm các đơn vị quân đội và nhà máy.
Tuy nhiên, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, ông So Se-pyong, nói với hãng tin Anh Reuters rằng, thông tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp vấn đề sức khỏe chỉ là tin đồn đoán không có cơ sở.

Tin nổi bật