Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghệ sĩ trẻ đưa tiếng sáo Việt ra thế giới

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Không chỉ là người giữ lửa cho đam mê nhạc cụ dân tộc, Nguyễn Văn Mào còn gây được tiếng vang lớn khi đưa tiếng sáo Việt tới 20 quốc gia trên thế giới.

Đam mê sáo trúc từ nhỏ

Sinh ra tại một vùng quê nghèo của huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, từ nhỏ Nguyễn Văn Mão (SN 1987) đã mê mẩn với âm thanh véo von của cây sáo trúc của cha mình. Năm lên 8 tuổi, Nguyễn Văn Mão bắt đầu tập chơi sáo và từ đó, cây sáo trở thành “người bạn” cho tới khi thi vào đại học. Tuy nhiên, 2 năm học ở Đại học Vinh, chàng trai này không có nhiều cơ hội để thể hiện tài năng cũng như đam mê của mình. Mão quyết định thi lại và đậu vào Đại học Kiến trúc. Ở Hà Nội, Mão mới thực sự cháy hết mình với niềm đam mê sáo trúc.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Mão đã xuất khẩu Sáo trúc Mão Mèo đến hơn 20 vương quốc trên quốc tế.

Thời điểm đó, trường Đại học Kiến trúc đã có hẳn một câu lạc bộ chơi sáo. Ngoài thời gian học trên giảng đường, chàng sinh viên trẻ này lại nhiệt tình tham gia các phong trào văn nghệ của trường và giao lưu ở rất nhiều câu lạc bộ sáo trúc trên địa bàn Tp.Hà Nội.

Sau một thời gian, Nguyễn Văn Mão lập nhiều CLB chơi sáo ở các công viên, trường học. Chàng sinh viên trẻ đầy nhiệt huyết dạy sáo miễn phí cho rất nhiều sinh viên ở các CLB.

“Thời điểm đó, tôi có tiết kiệm mua cây sáo chuẩn với giá 150.000 đồng. Sau đó, tôi tự về quê tìm nguyên liệu, bắt chước làm cây sáo giống như tôi mua. Khi đã thành công, tôi đam mê làm nhiều sáo để tặng mọi người. Thấy tôi tặng quá nhiều sáo, một người bạn thân của tôi đã góp ý khuyên tôi nên bán chứ riêng tiền đi tàu xe mỗi tuần cũng hết rất nhiều chi phí. Nhờ cậu bạn đó mà tôi thay đổi suy nghĩ làm ra sản phẩm là phải tạo ra giá trị để bán. Đến năm thứ 3 đại học, tôi bắt đầu bán sáo online và cho đến bây giờ”, anh Mão chia sẻ.

Vì không có nhiều thời gian để tham gia hết các CLB, anh Mão mạnh dạn thành lập một cộng đồng trên mạng vào năm 2011. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, thu hút được nhiều thành viên tham gia, anh Mão được nhiều người tín nhiệm, bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáo trúc miền Bắc và hiện giờ là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáo trúc Việt Nam với số lượng thành viên cố định lên đến 40.000 – 50.000 người.

Anh Mão lập kỷ lục Guinness Việt Nam với tên gọi Người thổi được nhiều bản nhạc nhất từ rau củ quả.

Ngoài ra, anh Mão cũng có một kênh YouTube với hơn 60.000 người theo dõi, trên đó đăng tải nhiều clip Mão “mèo” biểu diễn sáo trúc. Để hiện thực hóa con đường làm sáo trúc, chơi sáo trúc một cách chuyên nghiệp, năm 2013, Nguyễn Văn Mão đã mở cửa hàng Sáo trúc đầu tiên ở 366 Nguyễn Trãi.

Xuất khẩu sáo trúc

Năm 2017, anh Mão vinh dự được Hội Nghệ nhân trao tặng danh hiệu Nghệ nhân quốc gia. Nói về kỷ lục Guinness Việt Nam, nghệ nhân Mão cho biết, năm 2018, tình cờ anh thấy một nghệ nhân ở Trung Quốc thổi cây sáo 1m8. Người dẫn chương trình cho biết đó là cây sáo dài nhất hiện nay. Từ đó, anh Mão có ý tưởng sẽ làm cây sáo dài hơn thế. Sau 3 lần làm, anh đã làm ra cây sáo dài hơn 2m.

Đến năm 2020, Nguyễn Văn Mão nảy ra ý tưởng với nhạc cụ là củ cải, củ cà rốt. “Làm nhạc củ từ rau quả rất kỳ công, phải làm ngay và thổi ngay không củ bị héo. Sau nhiều ngày mày mò, “nhạc cụ đặc biệt” cuối cùng cũng có những giai điệu đặc biệt với các nốt “đồ rê mi pha”. Ý định ban đầu của tôi làm vì đam mê, làm cho vui thôi. Không ngờ khi tôi thổi lên nhiều người thích thú. Và bất ngờ hơn khi nó được vinh danh ở kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2020 với tên gọi Người thổi được nhiều bản nhạc nhất từ rau củ quả. Giải thưởng lớn hơn nữa tôi đã lan toả tình yêu tiếng sáo đến với các bạn trẻ”, anh Mão cho biết thêm.

Anh Mão chia sẻ, những người thổi sáo không chỉ vì niềm đam mê mà còn có trách nhiệm muốn gìn giữ nhạc cụ truyền thống. Nghệ nhân Mão mong rằng nhạc cụ truyền thống này được biểu diễn khắp nơi, khắp các sân khấu lớn nhỏ trong nước và thế giới. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Nguyễn Văn Mão đã gây dựng được 200 CLB Sáo trúc ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. Anh đã được Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phong tặng Nghệ nhân quốc gia trong chế tác nhạc cụ truyền thống, anh cũng là nghệ nhân trẻ nhất Việt Nam nhận được danh hiệu này.

Nguyễn Văn Mão đã đăng ký thành công xuất sắc bản quyền trí tuệ Sáo trúc Mão Mèo năm 2012 và năm 2017 anh chính thức xây dựng Công ty Sáo trúc Mão Mèo để xuất khẩu sáo trúc trên toàn thế giới. Mão mở xí nghiệp sản xuất, lập xưởng sản xuất sáo trúc tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương và đã xuất khẩu Sáo trúc Mão Mèo đến hơn 20 nước và vùng lãnh thổ trên quốc tế.

Nguyễn Văn Mão còn được biết đến là Giám đốc Công ty Cung ứng sản phẩm ống hút thân thiện môi trường. Theo đó, mấy năm gần đây, Mão bắt đầu có ý định dùng ống hút tre để thay thế ống hút nhựa, vừa sạch sẽ vừa thân thiện với môi trường. Hiện anh Mão đang là chủ nhiều cơ sở sản xuất ống hút tre mỗi năm thu về hàng chục tỷ đồng.

Hà Hằng

Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số đặc biệt (1+2+3)

Tin nổi bật