Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghề của những phụ nữ gan dạ “chăm sóc nhà” cho người đã khuất

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Chẳng biết hai chữ “duyên nghề” chăm sóc mộ phần cho người đã khuất đã gắn bó với những người phụ nữ U40, 50 từ bao giờ…

Gần giữa trưa, người phụ nữ U50 Bùi Thị Ngạn (46 tuổi, ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, TP Hòa Bình) vẫn miệt mài lau nốt bụi bẩn, dọn dẹp cỏ cho một ngôi mộ tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên. Chị tranh thủ cố nốt để về với con, quanh đó cũng chỉ lác đác vài đồng nghiệp còn ở lại. Số còn lại, họ đã về ăn cơm trưa cùng gia đình.

Nếu bình thường, gần giờ canh Ngọ (12h trưa), ít ai dám đi qua nghĩa trang, chứ không nói đến tiếp xúc gần với những ngôi mộ như thế này?

Ấy thế, công việc này cũng đã gắn bó với chị Ngạn 6 năm nay. Hằng ngày, người phụ nữ U50 dậy từ sớm chuẩn bị cho con cái ăn học rồi bắt đầu công việc chăm sóc mộ phần tại Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên.

Cơ duyên chăm sóc người đã khuất đến với chị Ngạn đã được 6 năm.

Công việc hàng ngày của chị Ngạn là lau bụi bẩn trên các mộ phần như tàn hương, lá rụng, thay hoa, cắt tỉa cây và cỏ dại tại khu vực mộ phần, quét dọn… Mặc dù công việc không quá vất vả, nặng nhọc nhưng với tính chất công việc là chăm sóc, là làm sạch nên chị Ngạn cũng phải "luôn chân, luôn tay".

Đặc biệt, vào những ngày Rằm hoặc Mồng một âm lịch hàng tháng, ngoài công việc làm sạch khu vực mộ phần, chị Ngạn phải thắp nhang trên từng mộ phần vào thời điểm trước khi bắt tay vào công việc dọn dẹp.

Nói về cơ duyên với nghề, người phụ nữ chia sẻ, trước đây chị làm thuê cùng chồng ở sân golf, dịch bệnh mọi hoạt động giải trí đóng cửa, bản thân mất việc. Nhờ bạn bè giới thiệu nên xin vào nghĩa trang làm công việc dọn dẹp.

“Lúc đầu tôi nghĩ là lau chùi mấy căn nhà quản lý thôi, đến lúc nhận việc mới biết là lau chùi, dọn mộ”.

Nhớ ngày đầu làm việc, chị Ngạn mang theo hương đến thắp tại khu mộ rồi khấn: “Thưa các cụ, ông, bà… ngày đầu tiên con đến đây làm con mong ông bà phù hộ cho con có công việc ổn định, có sức khoẻ để con được chăm sóc mộ phần…” Nói rồi, chị Ngạn bắt đầu với công việc lặng lẽ chăm sóc cho người “cõi âm”.

Ngày đó mới làm, khuôn viên nghĩa trang lại được quy hoạch khang trang nên chỉ có người làm ở đây là chủ yếu, nên vừa làm vừa ‘sợ’”, chị Ngạn nhớ lại cảm xúc ngày đầu tiên làm việc.

Người phụ nữ luôn trọn vẹn chữ "tâm" trong công việc phục vụ người đã khuất.

Đêm hôm đó, chị bị mất ngủ vì chưa quen công việc mới. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nản lòng. Mỗi ngày trôi qua chị lại yêu và gắn bó với công việc này. Cả một khu chị thuộc lòng tên từng thành viên trong các gia đình có phần mộ chôn cất tại đây. Mỗi lần thấy chị dọn dẹp, người thân vui vẻ chào hỏi, động viên.

Chị Ngạn cho biết: "Vì tính chất công việc có yếu tố tâm linh, mộ phần nên bản thân tự đưa ra quy tắc cho riêng mình là trong công việc lau dọn mộ phần, sẽ lau theo quy tắc từ trên xuống dưới, từ trên bia mộ, kéo dài xuống chân từng ngôi mộ. Đây là việc liên quan đến người đã khuất nên không thể làm bừa. Hơn nữa, trước khi vào công việc, tôi luôn tự nhẩm trong miệng là xin phép người đã khuất để bắt đầu công việc làm sạch khuôn viên mộ phần".

Khác với chị Ngạn, chị Trần Thị My (46 tuổi, ở Lương Sơn, Hòa Bình) lại làm công việc mà ít người phụ nữ dám là trông mộ đêm. Công việc này chị My đã gắn bó ở nghĩa trang đến nay đã hơn chục năm. Nhiều người hỏi chị có sợ không, nhưng người phụ nữ chỉ cười trả lời: “Người sống mới sợ chứ người chết rồi thì sợ gì nữa”.

Người phụ nữ chia sẻ, công việc của chị thường mỗi tối đều cầm đèn phin đi soi từng ngôi mộ ở những quả đồi khác nhau, để kiểm tra xem có người phá mộ, hay con trâu con bò nào đi lạc vào dẫm lên các phần mộ không?

Cứ thế từ 18h30 tối cho đến 1h-2h sáng hôm sau, có hôm lại từ 1-2h đêm đến tận khi mặt trời mọc, chị đi từng ngôi mộ để “bảo vệ giấc ngủ” cho những người đã khuất nằm tại đây.

Đều đều các tối, người phụ đều cầm đèn pin đi từng ngôi mộ kiểm tra.

"Một mình tôi cứ rọi đèn đi kiểm tra lần lượt hàng trăm ngôi mộ trong không gian tối đen như mực như vậy cũng cả thập kỷ rồi. Nếu có những ngôi mộ mới vào tôi lại phụ thắp hương cho người đã khuất, hay mỗi khi có người mất chuyển về nghĩa trang an táng, tôi lại làm thêm công việc đón mộ. Công việc khi đó sẽ là chuẩn bị từ phông bạt, bàn ghế, nước nôi, thậm chí là trợ giúp khi hạ mộ, rồi lại dọn dẹp hết mọi thứ khi người nhà khách hàng ra về.

Có người về an táng lúc 4 giờ sáng thì tôi phải có mặt trước đó từ lúc 3 giờ sáng để chuẩn bị. Sau khi an táng xong tôi lại dọn dẹp sạch sẽ mới ra về”, chị My cho hay.

Chị My chia sẻ, mùa hè thì không sao, nhưng mùa đông nhiều đêm mưa, rét chị vẫn một mình mặc áo mưa lọ mọ đi kiểm tra từng phần mộ. Với chị chỉ cần mình không làm gì sai trái, bảo vệ phần mộ cho họ thì chẳng có gì phải sợ, ngược lại có khi còn được các cụ phù hộ.

 

Tin nổi bật