Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngân hàng Tiên Phong (TPBank): Nợ xấu trong tầm kiểm soát

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

Dù lợi nhuận tăng nhưng tính đến ngày 31/12/2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank âm gần 1.706 tỷ đồng, tuy nhiên TPBank vẫn nằm trong Top những ngân hàng được Ngân hàng nhà nước xếp hạng cao về mọi chỉ tiêu, đặc biệt là về chất lượng tài sản, tỉ lệ an toàn vốn.

Lợi nhuận ấn tượng

Báo cáo tài chính quý IV/2022 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế đạt mức 1.519 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, đóng góp chủ yếu vào kết quả lợi nhuận quý IV/2022 vẫn là thu nhập từ lãi thuần 2.780 tỷ đồng, giảm nhẹ 30 tỷ đồng so với cùng kỳ do lãi suất huy động cuối năm có chiều hướng tăng lên. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 66,6% so với cùng kỳ, lên mức 816 tỷ đồng.

Trong quý IV/2022, TPBank cũng cắt giảm tới gần 80% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với cùng kỳ năm ngoái, phần nào giúp nhà băng này gia tăng lợi nhuận. Lũy kế cả năm 2022, TPBank đạt 7.828 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng khoảng 30% so với năm 2021.

Ngân hàng TPBank nằm trong Top những ngân hàng được Ngân hàng nhà nước xếp hạng cao về mọi chỉ tiêu, đặc biệt là về chất lượng tài sản, tỉ lệ an toàn vốn.

Tại TPBank, từ cuối năm 2021, nhà băng này đã hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III, trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn này tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, TPBank cũng đưa vào áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS 9). Chỉ hai tiêu chuẩn rất cao của thị trường này cũng đã đủ để thấy được TPBank rất coi trọng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế cũng như xây dựng niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư, thị trường và đặc biệt là khách hàng.

Thực tế, với khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh khoản tốt và thanh khoản dồi dào như hiện tại trong hệ thống ngân hàng, theo giới quan sát, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp không đáng lo ngại. Thậm chí, đây là một kênh đầu tư sinh lời trong dài hạn đáng lưu tâm, trái phiếu doanh nghiệp là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, giảm áp lực cung ứng vốn cho tín dụng ngân hàng. Các cơ quan quản lý cũng đang thực hiện siết chặt nhằm phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, an toàn và bền vững.

PV

Tin nổi bật