Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga tuyên bố phá hủy trạm radar AN/TPQ-50 Mỹ viện trợ Ukraine

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Một trạm radar di động AN/TPQ-50 do Mỹ viện trợ cho Ukraine đã bị phá hủy sau cuộc tấn công của lực lượng Nga vào đêm 21/4.

Ngày 24/4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các máy bay chiến đấu của nước này đã thực hiện một số cuộc tấn công vào đêm 21 rạng sáng 22/4, tập trung ở hướng Kupiansk thuộc vùng Kharkiv.

Cuộc tấn công khiến một trạm radar AN/TPQ-50 gần ngôi làng Staritsa bị trúng đạn, đồng thời phá hủy một kho đạn dược của lữ đoàn cơ giới số 67 lực lượng vũ trang Ukraine cùng hai phương tiện chiến đấu bọc thép khác.

Radar AN/TPQ-50 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty

AN/TPQ-50 là một loại radar di động do Mỹ sản xuất, thường được biên chế cho các đơn vị mặt đất, đặc biệt là các lữ đoàn pháo binh dã chiến hoặc nhóm chiến đấu cấp sư đoàn.

AN/TPQ-50 có phạm vi bao phủ và tầm bắn tối đa lên tới 10 km, có khả năng phát hiện đạn pháo và tên lửa, cũng như vị trí các hệ thống pháo và súng cối của đối phương.

Nga cũng sử dụng các trạm radar có khả năng tương tự như AN/TPQ-50, chẳng hạn như trong hệ thống phòng không Buk-M3, nhưng độ chính xác của chúng thấp hơn so với radar của Mỹ.

Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết: "Nhà máy của một tập đoàn công nghiệp hàng không gần thành phố Kiev, nơi sửa chữa và thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) dùng động cơ phản lực Strizh, đã bị tấn công".

Tu-141 "Strizh" là UAV trinh sát tầm xa được Liên Xô đưa vào biên chế cuối thập niên 1970 và loại biên năm 1989, sau đó nhiều chiếc được quân đội Ukraine khôi phục từ năm 2014.

Moscow từng nhiều lần cáo buộc Kiev sử dụng UAV Strizh để tấn công các thị trấn và thành phố trên đất Nga, một số trong đó cách biên giới Ukraine hàng trăm km. Kiev bác bỏ tuyên bố rằng UAV của họ bay vào lãnh thổ Nga và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng dân sự.

Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, Ukraine mất 407 máy bay chiến đấu, 228 trực thăng, 3.760 máy bay không người lái, 415 hệ thống tên lửa phòng không, 8.689 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, 1.086 hệ thống pháo phản lực phóng loạt, 4.600 pháo dã chiến và súng cối, 9.542 đơn vị xe quân sự đặc biệt kể từ khi xung đột bắt đầu nổ ra vào tháng 2/2022.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật