Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga ký thỏa thuận hạt nhân cùng Argentina, cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc?

(DS&PL) -

Nga và Argentina vừa ký một thỏa thuận hợp tác hạt nhân mới dù trước đó Argentina từng đàm phán với Trung Quốc về việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân.

Nga và Argentina vừa ký một thỏa thuận hợp tác hạt nhân mới dù trước đó từng Argentina đàm phán với Trung Quốc về việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 2018 - Ảnh: Reuters

Tập đoàn xây dựng các lò phản ứng hạt nhân của chính phủ Nga, Rosatom, xác nhận trong một tuyên bố rằng hai nước (Nga và Argentina) đã ký một "tài liệu chiến lược" xác nhận quan hệ đối tác về năng lượng hạt nhân tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires vào cuối tuần qua.

Giám đốc điều hành Rosatom Alexey Likhachev và Bộ trưởng Năng lượng Argentina Javier Iguacel đạt tới thỏa thuận mới tại buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Argentina Mauricio Macri.

Thỏa thuận này không phải là một hợp đồng để xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mà là một thỏa thuận khung như Nga đã ký kết với nhiều nước khác.

Các thỏa thuận này không phải luôn luôn dẫn đến các hợp đồng vững chắc và thường được tái xác nhận sau vài năm. Nga đã ký các thỏa thuận hạt nhân trước đó với Argentina, gần nhất là vào năm 2015.

Thỏa thuận mới nhất được đưa ra ngay sau khi người đứng đầu cơ quan đầu tư quốc gia của Argentina hồi tháng trước nói rằng Argentina và Trung Quốc nhắm tới việc ký kết hợp đồng trị giá 8 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ tư ở quốc gia Nam Mỹ.

Các thông cáo báo chí chính thức tại hội nghị thượng đỉnh G20 không đưa tin về sự kiện này dù nhiều phương tiện truyền thông Argentina cho biết các cuộc đàm phán đang tiếp diễn.

Quốc gia Nam Mỹ hiện nay sở hữu ba lò phản ứng với hai lò do Đức chế tạo và một lò của Canada, sản xuất khoảng 5% điện năng kết hợp với công suất 1,6 gigawatt (GW), theo dữ liệu của Hiệp hội hạt nhân thế giới.

Trước đó, Trung Quốc đã xác định được một địa điểm tiềm năng, Atucha, ở Buenos Aires - nơi hai lò phản ứng của Đức đã hoạt động từ năm 1974 và 2014 - và một mô hình lò phản ứng do tập đoàn Hualong Trung Quốc thiết kế.

Không rõ liệu một lò phản ứng do Nga xây dựng có thể bổ sung cho dự án của Trung Quốc hay không nhưng các chuyên gia trong ngành nói rằng việc tăng cường đàm phán cùng một nhà cung cấp tiềm năng thứ hai sẽ thay đổi vị thế của Argentina trong cuộc thương lượng với người Trung Quốc.

Rosatom cho biết thỏa thuận mới vạch ra sự phát triển của các lò phản ứng lớn và nhỏ ở Argentina, các dự án chung tiềm năng ở các nước thế giới thứ ba và khả năng phối hợp vận hành các nhà máy hạt nhân của Nga.

Sau những khó khăn về tài chính của nhà xây dựng lò phản ứng Westinghouse của Mỹ, Areva của Pháp và mới nhất là của EDF, Rosatom đã trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong ngành công nghiệp hạt nhân với một đơn hàng xuất khẩu trị giá 133 tỷ USD.

Hiện nay, Trung Quốc có 45 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và khoảng 15 lò phản ứng đang được xây dựng cũng như đang cải tạo ở nước ngoài nhưng vẫn tụt hậu so với Nga.

Trung Quốc đã xây dựng bốn lò phản ứng nhỏ ở Pakistan và đang xây dựng hai lò phản ứng Hualong ở đó. Quốc gia này cũng có một thỏa thuận với tập đoàn EDF Pháp để xây dựng lò phản ứng Hualong ở Anh nhưng chưa xác định thời gian khởi công và Argentina trở thành cơ hội tốt nhất của Trung Quốc để tiếp tục mở rộng những dự án hạt nhân trên một lục địa khác.

Thu Phương (Theo Reuters)

Tin nổi bật