Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga khởi động cuộc tập trận hạt nhân giữa lúc căng thẳng tiếp diễn

(DS&PL) -

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động một cuộc tập trận của lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược giữa lúc Mỹ tiếp tục cảnh báo về nguy cơ Moscow tấn công Kyiv.

Khi các quốc gia phương Tây lo ngại sự khởi đầu của một cuộc xung đột tồi tệ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết các lực lượng của Nga đang bắt đầu "mở rộng và tiến gần hơn" tới biên giới Ukraine. 

Phát biểu trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm Litva, ông Austin cho biết: "Chúng tôi hy vọng ông ấy sẽ lùi bước trước bờ vực của sự xung đột".

Được biết, Nga đã ra lệnh tăng cường quân đội ở khu vực biên giới trong khi yêu cầu NATO không cho phép Ukraine tham gia liên minh. Tuy nhiên, phía Moscow cũng khẳng định những dự đoán của phương Tây cho rằng Nga đang lên kế hoạch tấn công Ukraine là sai lầm và nguy hiểm. Đồng thời, Nga cho biết họ đang rút bớt quân khỏi biên giới tuy nhiên, Washington và các đồng minh lại nói rằng lực lượng quân đội tại khu vực này đang tăng lên.

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga triển khai máy bay trực thăng và máy bay Su-25 mới ở Millerovo ngày 18/2. Ảnh: Reuters 

Trong khi đó, lãnh đạo phe ly khai ở miền Đông Ukraine đã uyên bố huy động toàn bộ quân đội, một ngày sau khi ra lệnh sơ tán phụ nữ và trẻ em sang Nga, với lý do về mối đe doạ tấn công đến từ quân đội Ukraine. Phía Kyiv đã thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc trên.

Đồng thời cả Ukraine và Mỹ đều nói rằng các vụ pháo kích xảy ra trong thời gian ngừng bắn là một phần kế hoạch của Nga nhằm tạo cớ "động binh".

Ngày 19/2 (giờ địa phương), Moscow cho biết một quả đạn pháo của Ukraine đã phát nổ bên trong nước Nga. Cùng ngày, nhiều tiếng nổ được nghe thấy tại phía Bắc thành phố Donetsk do phe ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine. Nguyên nhân của những tiếng nổ này hiện không rõ từ đâu. Trước đó, Ukraine cũng cho biết một binh sĩ của họ đã thiệt mạng. 

Ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden một lần nữa lên tiếng cảnh báo về khả năng Nga tấn công Ukraine. Ông Biden tin rằng người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã đưa ra quyết định của mình và có thể sẽ "động binh" trong vài ngày tới.

Giữa bối cảnh căng thẳng tiếp diễn và có dấu hiệu leo thang, Điện Kremlin cho biết Nga đã phóng thử thành công tên lửa hành trình và siêu thanh trên biển và các mục tiêu trên đất liền trong cuộc tập trận của lực lượng hạt nhân Nga.

Trong đó, Tổng thống Putin đã quan sát các cuộc tập trận trên màn hình cùng với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ nơi mà Điện Kremlin mô tả là "trung tâm tình huống". 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko quan sát cuộc tập trận. Ảnh: Reuters 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cho biết các cuộc tập trận hạt nhân đang làm dấy lên lo ngại bởi quân đội Nga đang tập trung xây dựng lực lượng khổng lồ xung quanh Ukraine. 

Ông nói: "Khi thực hiện một cuộc tập trận tinh vi với các lực lượng hạt nhân chiến lược, điều đó sẽ khiến mọi thứ trở nên phức tạp đến mức bạn có thể gặp tai nạn hoặc sai lầm".

Các cuộc tập trận diễn ra sau một loạt cuộc diễn tập của các lực lượng vũ trang Nga trong 4 tháng qua, bao gồm cả việc tăng cường quân đội, theo ước tính của phương Tây là ít nhất 150.000 binh sĩ, ở phía Bắc, Đông và Nam biên giới Ukraine.

Các nhà phân tích tại Moscow cho biết các cuộc tập trận nhằm gửi đi một thông điệp rằng Nga muốn NATO coi trọng các yêu cầu về sự đảm bảo an ninh khi liên minh này mở rộng ra biên giới của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991.

Ông Dmitry Stefanovich, một nhà nghiên cứu tại IMEMO RAS, nói với Reuters: "Tín hiệu đối với phương Tây không quá nhiều, mà thay vào đó được thiết kế để nói rằng vấn đề không phải chỉ là Ukraine mà thực sự rộng hơn nhiều".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cùng ngày nhận định Nga biết rằng liên minh này không thể đáp ứng các yêu cầu của họ, bao gồm việc rút các lực lượng NATO khỏi các quốc gia Đông Âu đã chọn gia nhập NATO.

Theo Maxar Technologies có trụ sở tại Mỹ đã theo dõi diễn biến bằng hình ảnh vệ tinh, máy bay trực thăng mới và một nhómxe tăng, tàu sân bay bọc thép và thiết bị hỗ trợ đã được triển khai ở Nga, gần khu vực biên giới. 

Ngoài ram Điện Kremlin cũng có hàng chục nghìn binh sĩ đang tổ chức các cuộc tập trận ở Belarus, phía Bắc Ukraine, dự kiến cuộc tập trận sẽ kế thúc trong ngày 20/2. Trong khi đó, ông Lukashenko cho biết rằng lực lượng này có thể tiếp tục ở lại nếu cần.

Minh Hạnh (Theo Reuters)

Tin nổi bật