(ĐSPL) - Máy bay đánh chặn MiG-31BM đã bắt đầu được đưa đến căn cứ không quân Tver ở miền tây nước Nga.
|
Nga đưa máy bay đánh chặn chiến lược MiG-31BM đến Quân khu miền Tây |
Ngày 8/4, Đại tá Oleg Kochetkov, phụ trách báo chí của Quân khu miền Tây, cho biết máy bay đánh chặn MiG-31BM đã được đưa đến khu vực Tver cuối năm ngoái. Ông nói: “Trong khu vực Tver, hai máy bay đánh chặn MiG - 31BM đã bắt đầu làm nhiệm vụ cảnh báo cho Quân khu miền Tây. Đến cuối năm 2014, phi đội máy bay đánh chặn MiG-31 mang tên Khotilovo sẽ được trang bị đầy đủ với máy bay mới".
Theo RIA Novosti, MiG-31BM là máy bay đánh chặn tầm xa. Nó được trang bị hệ thống điện tử nâng cấp có tầm phát hiện 320 km và bán kính tấn công 280 km. Radar của MiG-31BM có thể phát hiện đồng thời 24 mục tiêu và có thể điều kiển hỏa lực tấn công 8 mục tiêu cùng một lúc.
Đôi nét về máy bay đánh chặn MiG-31
MiG-31 (NATO gọi là Foxhound) là máy bay đánh chặn chiến lược của Liên Xô. Việc sản xuất hàng loạt MiG-31 bắt đầu vào năm 1979 và được đưa vào trang bị trong Quân chủng phòng không Liên Xô năm 1982.
|
Khoảng 500 chiếc MiG-31 đã được chế tạo và 370 chiếc hiện đang phục vụ trong Không quân Nga |
Khoảng 500 chiếc MiG-31 đã được chế tạo và 370 chiếc hiện đang phục vụ trong Không quân Nga, 30 chiếc đang phục vụ trong Không quân Kazakhstan.
MiG-31 là máy bay tiêm kích đánh chặn nặng nhất thế giới, trọng lượng cất cánh tối đa của nó là 46 tấn, nặng gần bằng với loại Tupolev Tu-154 thương mại chỉ có 55 tấn, nặng hơn cả loại Tupolev Tu-134 chỉ xấp xỉ 30 tấn. Thậm chí, nó còn nặng hơn cả xe tăng T-54/55 (40 tấn) và nặng ngang với một chiếc xe tăng T-90.
Cánh và khung máy bay của MiG-31 được gia cố khỏe hơn so với MiG-25, cho phép máy bay bay với vận tốc siêu âm ở độ cao thấp. Nó được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Aviadvigatel D30-F6.
MiG-31 đạt tốc độ tối đa Mach 1,23 ở tầm thấp và Mach 2,83 ở tầm cao. Trong trường hợp đặc biệt, nó có thể tăng tốc tới Mach 3,2.
MiG-31 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar mạng pha bị động Zaslon S-800. Tầm hoạt động tối đa của nó xấp xỉ 200 km, nó có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu với tên lửa Vympel R-33. Radar tích hợp với hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) trong bộ phận có thể thò ra thụt vào dưới mũi máy bay.
MiG-31M có radar nâng cấp loại Zaslon-M quét mạng pha điện tử bị động (PESA) với phạm vi sục sạo tới 400 km và có khả năng đồng thời điều khiển tên lửa tấn công 6 mục tiêu trên không, mặt đất và mặt biển.
MiG-31M ra đời năm 1983 và bay chuyến đầu tiên vào năm 1986. Từ năm 1991 và đặc biệt từ năm 2000, hầu hết máy bay MiG-31 đều được nâng cấp lên chuẩn MiG-31M và được bổ sung hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và máy thu sóng từ vệ tinh GLONASS.
MiG-31BM có hệ thống điện tử nâng cấp, được trang bị vũ khí mới, radar đa năng HOTAS và màn hình hiển thị LCD đa chức năng.
|
Vũ khí chính của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không Vympel R-33 đặt dưới bụng. R-33 tương đương với tên lửa AIM-54 Phoenix của Hải quân Mỹ. |
Vũ khí chính của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không Vympel R-33 đặt dưới bụng. R-33 tương đương với tên lửa AIM-54 Phoenix của Hải quân Mỹ. Một phiên bản tiên tiến hơn là Vympel R-37.
Những vũ khí khác bao gồm tên lửa Bisnovat R-40 (trước đây được triển khai trên MiG-25) và tên lửa tầm ngắn.