Theo một phân tích mới nhất của tờ Economist, chi phí tài chính dành cho binh lính và trang bị khí tài ở Ukraine được ước tính chiếm khoảng 3% GDP của Nga, tương đương khoảng 67 tỷ USD mỗi năm. Con số này được đưa ra sau khi các chuyên gia so sánh dự báo chi tiêu quốc phòng - an ninh của chính phủ Moscow trước và trong khi xung đột với Kiev nổ ra.
Nga có mức chi tiêu ít đáng kinh ngạc trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ảnh: Getty Images
Con số 3% GDP mà Nga chi cho xung đột hiện nay ở Ukraine được đánh giá là cao hơn nhiều so với cuộc chiến ở Afghanistan trước đó. Khi tham chiến ở Afghanistan, Liên Xô chỉ phải chi khoảng 0,4% GDP. Tuy nhiên, khoản chi tiêu hiện tại của Nga không thể so sánh được với những gì mà nước này từng bỏ ra trong Thế chiến II. Thời điểm đó, nước này đã chi tới khoảng 61% GDP, còn Mỹ chi khoảng 50% GDP.
Một trong những lí do cơ bản dẫn đến mức chi tiêu ít này của Nga là yếu tố kinh tế quốc phòng. Công nghệ đang ngày càng phát triển giúp quân đội được trang bị nhiều thiết bị tiên tiến và hoạt động hiệu quả hơn. Lực lượng vũ trang Nga từ đó sẽ cần ít người và khí tài hơn khi tham chiến.
Bên cạnh đó, chính phủ Nga nhấn mạnh không tiến hành chiến tranh xâm lược, các cuộc tấn công chỉ nhắm mục tiêu quân sự hoặc mục tiêu kép ở Ukraine nên chi phí cho việc này sẽ không vượt quá mức chi trước đó trong Thế chiến II.
Kể từ khi nổ ra vào tháng 2/2022, xung đột giữa Nga - Ukraine vẫn đang diễn rất căng thẳng. Sau các trận chiến khốc liệt ở Bakhmut, thời gian gần đây hai bên đang liên tục pháo kích vào lãnh tổ của đối phương bằng những hệ thống tên lửa và máy bay không người lái hiện đại.
Trong khi đó, các nước phương Tây đang liên tục gửi viện trợ quân sự cho Ukraine để chuẩn bị cho cuộc phản công giành lại lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Chính quyền Moscow cho rằng động thái sẽ chỉ làm căng thẳng giữa các bên càng thêm leo thang, khiến cuộc xung đột sẽ tiếp tục kéo dài.
Phương Uyên (Theo Business Insider)