Người Việt quan niệm, ngày Tất niên có thể là ngày 30 Tháng Chạp (nếu đó là năm đủ) hoặc là ngày 29 tháng Chạp (nếu đó là năm thiếu). Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối trong ngày. Sau khi cúng Tất niên xong, gia chủ có thể mời khách đến nhà để ăn cơm Tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng, việc cúng Tất niên có thể khác đôi chút.
Tất niên (hay còn gọi là tiệc tất niên, lễ tất niên...) là một nghi thức quan trọng để kết thúc một năm mới và chuẩn bị bước sang năm mới. Theo nghĩa Hán Việt, từ "tất" có nghĩa là hết, hoàn thành, xong; còn "niên" có nghĩa là năm.
Bên cạnh cúng ông Táo, cúng Giao thừa thì cúng tất niên là một phong tục cổ truyền của người Việt mỗi khi kết thúc một năm để cúng gia tiên, ông bà tổ tiên những người đã khuất. Sau khi nghi lễ cúng tất niên kết thúc, tất các các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy bên mâm cơm ngày cuối năm. Các gia đình thường chọn ngày đẹp, ngày tốt để cúng tất niên.
Tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng, việc cúng Tất niên có thể khác đôi chút.
Theo quan niệm của người Việt, 30 tháng Chạp thường là ngày tất niên nếu năm đó đủ, còn nếu năm thiếu sẽ rơi vào 29 tháng Chạp.
Mâm cúng tất niên thường diễn ra vào buổi chiều hoặc tối. Sau mâm cơm tất niên, gia chủ có thể mời khách đến nhà ăn cơm. Tuy nhiên, cúng tất niên như thế nào sẽ tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng.
Theo lịch vạn niên 2025, tháng Chạp có một số ngày tốt cho bạn tham khảo, cụ thể như sau:
Ngày 23 tháng Chạp: tức ngày Tân Mão, tháng Đinh Sửu, năm Giáp Thìn
Ngày 25 tháng Chạp: tức ngày Quý Tị, tháng Đinh Sửu, năm Giáp Thìn
Ngày 28 tháng Chạp: tức ngày Bính Thân, tháng Đinh Sửu, năm Giáp Thìn
Miền Bắc người ta sẽ chuẩn bị canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào.... Miền Trung và miền Nam thì hay chuẩn bị mâm cúng tất niên có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà luộc, thịt kho tàu,... Mâm cúng được bày biện một cách gọn gàng trên bàn thờ tổ tiên.
Trong mâm cúng Tất niên, hương và đèn là 2 vật không thể thiếu. Hương tượng trưng cho các vì sao, kết nối giữa âm với dương, còn đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời nên thường trên bàn thờ sẽ có đủ 2 cây đèn.
Bên cạnh đó, một lễ không thể thiếu trong mâm cúng tất niên là mâm ngũ quả. Mâm này không được dùng hoa quả xanh hay hoa quả giả bằng nhựa, các loại quả đều phải là những quả ăn được và thông dụng, đẹp mắt, không bị sâu hoặc dập. Mâm ngũ quả cần được đặt 2 bên bàn thờ, không được đặt ở trước bát hương.
Các món ăn trên mâm cúng sẽ được làm thịnh soạn hơn so với ngày thường, tùy thuộc vào phong tục tập quán, văn hóa của từng vùng và thói quen của mỗi gia đình sẽ có những món khác nhau. Nhìn chung, có vài món không thể thiếu là gà, xôi và bánh chưng (hoặc bánh tét).
Các món ăn trên mâm cúng sẽ được làm thịnh soạn hơn so với ngày thường.
Trong mâm cúng Tất niên, hương và đèn là 2 vật không thể thiếu. Hương tượng trưng cho các vì sao, kết nối giữa âm với dương, còn đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời nên thường trên bàn thờ sẽ có đủ 2 cây đèn.
Bên cạnh đó, một lễ không thể thiếu trong mâm cúng tất niên là mâm ngũ quả. Mâm này không được dùng hoa quả xanh hay hoa quả giả bằng nhựa, các loại quả đều phải là những quả ăn được và thông dụng, đẹp mắt, không bị sâu hoặc dập. Mâm ngũ quả cần được đặt 2 bên bàn thờ, không được đặt ở trước bát hương.
Các món ăn trên mâm cúng sẽ được làm thịnh soạn hơn so với ngày thường, tùy thuộc vào phong tục tập quán, văn hóa của từng vùng và thói quen của mỗi gia đình sẽ có những món khác nhau. Nhìn chung, có vài món không thể thiếu là gà, xôi và bánh chưng (hoặc bánh tét).
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!