Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nấu ăn tại nhà tưởng chừng an toàn, gia đình 3 người mắc ung thư vì thói quen sai lầm

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Tự nấu ăn tại nhà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tự nấu ăn cũng tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe nếu không được thực hiện đúng cách.

Triệu Quân (35 tuổi, Trung Quốc) vốn có một gia đình hạnh phúc. Nhưng mọi thứ dường như tan vỡ khi chỉ trong vòng 3 năm, lần lượt ba người trong gia đình anh gồm mẹ và vợ chồng anh đều được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Trong đó vợ anh là người mắc bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng nhất.

Sau khi tìm hiểu, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân khiến cả gia đình Triệu Quân lần lượt mắc ung thư có liên quan đến thói quen hàng ngày nấu ăn mỗi ngày.

Theo đó, gia đình hoàn cảnh không mấy dư dả nên vẫn luôn sống tiết kiệm, thường không bỏ đi bất cứ đồ ăn nào dù đã có dấu hiệu hỏng. Nếu hoa quả hay đồ ăn đã hỏng một phần, gia đình anh cũng thường chỉ bỏ phần hỏng và dùng phần còn lại.

Ảnh minh họa.

Chính bởi thói quen đó kéo dài nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cả gia đình. Cùng với đó, các bác sĩ cũng cảnh báo ung thư dạ dày thường có tính chất gia đình do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng tương đồng. Một khi đã có thành viên trong gia đình mắc bệnh, các thành viên khác cũng sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao. Với những người trong gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày cũng cần thường xuyên giám sát, khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe.

Qua việc này, các bác sĩ cũng cảnh báo khi một phần của thực phẩm đã hỏng nghĩa là toàn bộ thực phẩm này đều đã biến chất và chứa lượng lớn aflatoxin - một loại độc tố vi nấm được sản sinh tự nhiên gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.  Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến ung thư gan nếu thường xuyên sử dụng.

Aflatoxin vốn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách chất gây ung thư hạng nhất. Độc tố của aflatoxin vô cùng nguy hiểm: Chỉ 1mg cũng đủ gây ung thư, 20mg có thể gây chết người. Nếu asen là chất có độc tính cao thì độc tố của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua.

Loại nấm sản sinh ra độc tố aflatoxin là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Con người có thể tiếp xúc với aflatoxin bằng cách ăn các thực vật bị ô nhiễm hoặc do tiêu thụ thịt, sản phẩm từ sữa của động vật ăn thức ăn bị ô nhiễm.

Aflatoxin chịu đượcc nhiệt độ cao nên dù thực phẩm được nấu chín thì độc tố cũng không giảm bớt. Đáng nói, chất gây ung thư này tồn tại khá phổ biến trong cuộc sống, nhất là một số món ăn, đồ dùng dưới đây. 

Những món ăn quen thuộc dễ gây ung thư trong gia đình

Ngô, ngũ cốc, gạo... bị mốc

Những món ăn quen thuộc dễ gây ung thư trong gia đình.

Aflatoxin có thể được tìm thấy trong hơn 100 loại thực phẩm như các loại hạt, ngô, đậu và lạc mốc. Một khi những thực phẩm này bị mốc thì phải vứt bỏ ngay, nếu bạn tiêu thụ những thực phẩm nhiễm aflatoxin trong thời gian dài thì có thể gây tổn thương tế bào gan, làm tăng tỷ lệ ung thư gan và gây tử vong nhanh nếu ngộ độc.

Lưu trữ không đúng cách trong các điều kiện kém cũng góp phần khiến nấm mốc phát triển (ví dụ ở nơi ẩm thấp, ấm nóng).

Các loại hạt có vị đắng

Các loại hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí... nếu có vị đắng thì chứng tỏ chúng đã bị mốc và có thể nhiễm aflatoxin. Nếu chẳng may ăn phải hạt mốc, bạn cần phải nhổ chúng ra khỏi miệng và súc miệng ngay.

Trái cây bị mốc

Một nghiên cứu của Học viện Y tế Dự phòng Trung Quốc cho thấy: Số lượng vi khuẩn có trong trái cây bị mốc chỉ xuất hiện 10-50% tại phần bị mốc. Số còn lại sẽ xuất hiện rải rác trong các khu vực trông có vẻ lành lặn.

Trong các bộ phận bị mốc của trái cây, vi sinh vật tạo ra độc tố aflatoxin, được biết đến là một chất gây ung thư gan mạnh. Nếu một người giữ thói quen ăn trái cây mốc dễ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư gan.

Mộc nhĩ ngâm quá lâu

Nếu mộc nhĩ bị ngâm trong vài ngày sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.

Dầu tự ép kém chất lượng

Để giảm bớt chi phí, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng đậu phộng hoặc hạt hướng dương bị mốc để ép thành dầu. Đây chính là nguyên nhân khiến dầu ăn tự ép có chứa aflatoxin.

Hai món đồ trong nhà là nơi trú ngụ của aflatoxin

Thớt, đũa mốc

Những chiếc đũa, thớt không được vệ sinh cẩn thận sẽ lưu trữ lại thực phẩm và cặn bẩn bên trên bề mặt. 

Bản thân đũa và thớt không tạo ra Aspergillus flavus, nhưng những chiếc đũa, thớt không được vệ sinh cẩn thận sẽ lưu trữ lại thực phẩm và cặn bẩn bên trên bề mặt. Đây chính là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển và có thể sinh ra aflatoxin.

Khi thấy đũa hoặc thớt bị mốc, cách tốt nhất không phải là làm sạch và tái sử dụng chúng, mà là vứt bỏ càng nhanh càng tốt.

Tủ lạnh

Aflatoxin rất thích các môi trường ẩm ướt, nhiều thực phẩm như tủ lạnh. Theo một khảo sát của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, xác suất phát hiện nấm mốc trong khoang và phần đệm của tủ lạnh là 83%. Mỗi lần mở cửa tủ lạnh, nấm mốc lại càng lan rộng và "bành trướng" nhiều hơn.

Tủ lạnh lâu không vệ sinh là nơi chứa nhiều thực phẩm đã bị mốc trắng, lên men mùi chua, chúng có thể sinh ra độc tố aflatoxin. Để phòng tránh nấm mốc, các bà nội trợ nên giữ thói quen vệ sinh tủ lạnh một tuần một lần.

Tin nổi bật