Samsudeen Riyasdeen, nam sinh 18 tuổi của Tamil Nadu, Ấn Độ được vinh danh khi thiết kế vệ tinh nhẹ nhất thế giới.
News Bytes đưa tin Samsudeen Riyasdeen đến từ Karanthai ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ, đã giành chiến thắng trong cuộc thi toàn cầu "Hình khối trong không gian" về việc tạo ra vệ tinh nhẹ nhất thế giới. Cậu sinh viên 18 tuổi hiện đang theo học chuyên ngành kỹ thuật cơ điện tử năm thứ hai của Đại học SASTRA.
Riyasdeen đã thiết kế vệ tinh nhẹ nhất thế giới. Ảnh: News Bytes. |
Riyasdeen đã thiết kế các vệ tinh VISION SAT v1 và v2, về cơ bản là các vệ tinh hình khối có kích thước 37mm và chỉ nặng 33g.
Cuộc thi toàn cầu "Hình khối trong không gian" do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) tổ chức, thu hút 1.000 người tham gia từ 73 quốc gia.
Riyasdeen, được cố vấn bởi INRO Labs có trụ sở tại Chennai, đã sử dụng nhựa nhiệt dẻo polyetherimide (PEI) in 3D trong vệ tinh của mình. VISION SAT v1 và v2, được thiết kế để ghi lại 17 thông số bằng 11 cảm biến, sẽ là một phần của Sứ mệnh Tên lửa SR-7 của NASA (tháng 6/2021) và Sứ mệnh khinh khí cầu RB-6 (tháng 8/2021).
Riyasdeen đã nhận được khoản trợ cấp ươm tạo Rs. 5 vạn từ SASTRA-TBI trong lĩnh vực in 3D và "Internet of Things" cho liên doanh khởi nghiệp của anh ấy.
Nam sinh Ấn Độ đã giành chiến thắng trong cuộc thi "Hình khối trong không gian", đây là cuộc thi thiết kế toàn cầu duy nhất được tổ chức miễn phí cho học sinh từ 11 đến 18 tuổi. Cuộc thi có nội dung liên quan đến việc thiết kế các thí nghiệm phóng vào không gian hoặc môi trường gần vũ trụ, thông qua tên lửa âm thanh của NASA và khinh khí cầu khoa học áp suất không.
Năm 2019, NASA đã phóng thành công vệ tinh nhỏ và nhẹ nhất thế giới do Rifath Sharook, 18 tuổi, cùng với 6 đồng đội khác chế tạo. Ảnh: News Bytes. |
Chương trình bắt đầu vào năm 2014 và đã chứng kiến 900 thí nghiệm với 2.200 nhà giáo dục, thu hút 21.000 sinh viên đến từ 73 quốc gia.
Năm 2019, NASA đã phóng thành công vệ tinh nhỏ và nhẹ nhất thế giới do Rifath Sharook, 18 tuổi, cùng với 6 đồng đội khác chế tạo. Với trọng lượng 64 gram, vệ tinh có tên "KalamSat" được đặt theo tên của cựu Tổng thống Ấn Độ và nhà khoa học hàng không vũ trụ APJ Abdul Kalam.
Sharook mô tả vệ tinh như một phương tiện để chứng minh hiệu suất của sợi carbon in 3D trong không gian.
Bích Thảo (Theo News Bytes)