Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Năm 2016 “xử” 16 án tham nhũng trong hoạt động tư pháp

(DS&PL) -

Trong báo cáo công tác năm 2016, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh về công tác điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra Viện tối cao.

Trong báo cáo công tác năm 2016, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh về công tác điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra Viện tối cao.

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí.


Ông Trí khái quát, hoạt động điều tra của toà được nâng lên cả về số lượng và chất lượng điều tra các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Việc này góp phần chấn chỉnh, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tội phạm trong hoạt động tư pháp, xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Trong năm, Cơ quan điều tra của Viện thụ lý 169 tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền; đã giải quyết 126 tố giác, tin báo; ra quyết định khởi tố 30 vụ án hình sự, trong đó có 16 vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp.

Cơ quan này đã thụ lý điều tra 46 vụ với 43 bị can, trong đó có 35 vụ với 38 bị can về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp (76%); đã xử lý 31 vụ với 24 bị can, trong đó 20 vụ đã kết thúc điều tra, 34 bị can bị đề nghị truy tố, đình chỉ 1 vụ, tạm đình chỉ điều tra 5 vụ…

Để chống tham nhũng, tiêu cực và các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, theo ông Lê Minh Trí, trách nhiệm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao rất nặng nề, áp lực rất lớn.

Lãnh đạo ngành đề nghị tăng cường giám sát những lĩnh vực gây nhiều bức xúc trong xã hội, đặc biệt trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; chống lãng phí, thất thoát tài sản trong đầu tư công; trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm,… bảo đảm công khai, minh bạch trong sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư công và sự phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Viện trưởng tối cao cho biết ông đã chỉ đạo cơ quan tiến hành tố tụng lựa chọn, xác định các vụ án xảy ra trong các lĩnh vực trên làm án trọng điểm để điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đồng thời răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

Thêm vụ Trần Văn Vót vào danh sách án oan sai phức tạp

Một nhiệm vụ quan trọng khác là chống oan, sai, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết, ngành Kiểm sát tiếp tục chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp chống oan, sai ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử; tổ chức Hội nghị trực tuyến đến VKS cấp huyện để rút kinh nghiệm về các trường hợp oan, sai.

Các biện pháp tăng cường trách nhiệm công tố được triển khai như tăng cường công tác hỏi cung trong quá trình kiểm sát điều tra, nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa; kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật, thiếu sót trong các bản án sơ thẩm.

VKSND tối cao cũng đồng thời, kiện toàn tổ chức, tăng cường các nguồn lực cho các VKSND cấp cao để làm tốt công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhất là đơn khiếu nại kéo dài về những vụ án có dấu hiệu oan, sai để kịp thời kháng nghị khắc phục.

Cơ quan cũng tích cực, chủ động phối hợp với TAND tối cao, Bộ Công an thu thập tài liệu, thẩm tra, giải quyết dứt điểm một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng có mức án trên 20 năm, chung thân, tử hình có đơn kêu oan. Những ví dụ tiêu biểu được dẫn ra là vụ Trần Văn Vót, vụ Huỳnh Văn Nén.

Ngoài ra, lãnh đạo ngành cũng chú trọng nắm thông tin, quản lý chặt chẽ tình hình oan, sai, nhất là các trường hợp khiếu nại kéo dài, báo chí đưa tin; kịp thời chỉ đạo giải quyết minh oan cho người bị oan, xử lý nghiêm cán bộ lãnh đạo, Kiểm sát viên có sai phạm dẫn đến oan, sai.

Để tăng cường trách nhiệm công tố, bảo đảm chống oan, sai, Viện trưởng VKSND tối cao xác định, phải trực tiếp điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ khi phê chuẩn, khi phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật hoặc phải trực tiếp điều tra để kiểm tra, bổ sung, chứng cứ khi quyết định truy tố.

Người đứng đầu ngành cũng đặt vấn đề trực tiếp kiểm sát nhiều hoạt động điều tra của Điều tra viên, như: khám nghiệm, khám xét, nhận dạng, đối chất, dựng lại hiện trường đều bắt buộc phải có mặt Kiểm sát viên tham gia; trực tiếp thực hiện nhiều hoạt động tố tụng để việc giải quyết vụ án hình sự khách quan, chính xác, bảo đảm quyền con người, quyền bào chữa, như: ghi âm, ghi hình, cung cấp hồ sơ, tài liệu cho bị can, người bào chữa…

Nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo quyền con người, vấn đề công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, khắc phục việc quá hạn hoặc vi phạm được đặt ra. Theo đó, Kiểm sát viên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu sai phạm.

Xem thêm video:

[mecloud]Lsj55IFCYG[/mecloud]

Tin nổi bật