Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Năm 2016, Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Áp theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2016, Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí.

(ĐSPL) - Áp theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2016, Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí.

Báo Tiền phong đưa tin, theo Báo cáo chất lượng không khí Việt Nam 2016 do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam thực hiện cung cấp vào sáng 17/1, năm 2016 chỉ số AQI (chỉ số thể hiện chất lượng không khí và tác động đến sức khỏe) trung bình của Hà Nội là 121.

Trong đó, nồng độ bụi mịn PM2.5 (một chất ô nhiễm nguy hiểm) của Hà Nội là 50,5 Mg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình theo hướng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Ảnh minh họa.

Nếu áp theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, năm 2016, Hà Nội có 123 ngày ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, áp theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2016, Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí.

Báo cáo cũng chỉ ra, năm 2016, Hà Nội trải qua 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Tại TP HCM, năm 2016, có 14 ngày vượt quá quy chuẩn quốc gia và 175 ngày vượt quá tiêu chuẩn của WHO. Chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi mịn PM2.5 là 28,3 Mg/m3.

Trao đổi trên TTXVN, ông Đỗ Xuân Hoàn, thành viên nhóm nghiên cứu Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh, cơ quan điều phối Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam cho biết, ô nhiễm không khí hiện là vấn đề phức tạp đặt ra nhiều thách thức kép trong công tác quản lý và giảm thiểu tác động. Các chất ô nhiễm được thải ra từ các hoạt động của con người và từ các nguồn tự nhiên. Nguồn gây ô nhiễm rất đa dạng, bao gồm sản xuất điện năng, ngành công nghiệp nặng, các phương tiện giao thông, đốt rác thải, xây dựng, đun nấu...

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn cũng như ở các địa phương khác trên cả nước, Việt Nam cần nhanh chóng giảm các nguồn gây ô nhiễm nhân tạo từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng, giao thông...

Đồng thời, Việt Nam cần có các chính sách hiệu quả để đảm bảo chất lượng không khí bao gồm củng cố xây dựng và thực thi Luật, qui chuẩn về chất lượng không khí theo các qui chuẩn và thực tiễn quốc tế...

(tổng hợp)

Tin nổi bật