Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Washington được cho là đang tiếp tục gây sức ép buộc Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã quyết định gia hạn một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Triều Tiên, đồng thời tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về các mối đe dọa được cho là do vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng gây ra. 

Nhà Trắng thông báo tiếp tục gia hạn lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Ảnh: AP

Theo hãng tin RT, Nhà Trắng đã thông báo cho các nhà lập pháp về quyết định trên vào ngày 20/6. Các biện pháp trừng phạt và tuyên bố về tình trạng khẩn cấp đối với Triều Tiên lần đầu tiên được thiết lập theo một sắc lệnh hành pháp do Tổng thống George W. Bush ký vào năm 2008.

Sắc lệnh trên bao gồm một loạt các hạn chế đối với Triều Tiên bao gồm đóng băng tài sản, cấm vận thương mại, cấm nhập cảnh. Ngoài ra, các công ty Mỹ cũng không được tìm cách kinh doanh tại thị trường Triều Tiên.

Tổng thống Biden trước đó đã nhiều lần lặp lại lập trường của các nhà lãnh đạo trước đây đồng thời kêu gọi Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, ông Biden đã cho phép một loạt cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ với Hàn Quốc diễn ra.

Đáp lại, chính phủ Bình Nhưỡng đã lên án các cuộc tập trận chung giữa Washington và Seoul đang làm căng thẳng trong khu vực leo thang và thực hiện hàng chục vụ thử vũ khí bao gồm cả một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong năm qua.

Gần đây nhất vào ngày 31/5, Triều Tiên đã tiến hành phóng vệ tinh trinh sát quân sự "Malligyong-1" vào quỹ đạo bằng tên lừa đẩy "Chollima-1" nhưng bất thành. Theo đó, cả hai thiết bị đã rơi xuống biển Hoàng Hải do động cơ giai đoạn hai khởi động bất thường.

Bà Kim Yo-jong – em gái Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đồng thời cũng là Ủy viên Trung ương đảng Lao động Triều Tiên ngay sau đó khẳng định Bình Nhưỡng sẽ sớm đưa một vệ tinh do thám quân sự vào quỹ đạo với độ chính xác cao hơn từ đó tăng cường khả năng giám sát quân sự của quốc gia.

Sau vụ phóng vệ tinh thất bại, chính phủ ông Kim Jong-un đã phải nhận về nhiều sự chỉ trích từ quốc tế bao gồm cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trước đó cho biết bất kỳ vụ phóng vệ tinh nào của Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo đều là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Phương Uyên (Theo RT)

Tin nổi bật