Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ-Australia lôi kéo Nhật-Ấn Độ bao vây Trung Quốc

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mỹ sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở bắc Australia và hai bên đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản và Ấn Độ.

(ĐSPL) - Mỹ sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở bắc Australia và hai bên đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản và Ấn Độ. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston (từ phải qua trái).

Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến cho Trung Quốc phật ý, Mỹ và Australia hôm 12/8 đã chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, đặc biệt là chính thức hóa việc triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ Darwin, gần Biển Đông. Bên cạnh đó, hai nước này còn đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở Đông Bắc Á và Ấn Độ ở Nam Á.
Hiệp ước đã được hai bên ký kết ngày 12/8 nhân Hội nghị tham vấn thường niên Mỹ-Australia cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng (AUSMIN 2014), với sự tham dự của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel (Mỹ)  và bà Julie Bishop cùng ông David Johnston (Australia).
Hiệp ước có hiệu lực trong  25 năm này đã chính thức hóa yếu tố nổi nhất trong chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á Thái Bình Dương: tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Theo hiệp ước, Mỹ có quyền cho đồn trú thường xuyên 2.500 lính thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Không quân và Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ Australia một cách rộng rãi hơn
Bên cạnh đó, hai bên cũng quyết định hợp tác trong việc hình thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và tập trận hải quân.
Theo đài Tiếng nói nước Nga, quyết định này đã được đưa ra sau cuộc đàm phán tại Australia của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry trong khuôn khổ "2+2". Washington tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng cường quan hệ quốc phòng với các đồng minh trong khu vực, mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Liên quan với chính sách “trở lại Châu Á” của chính quyền Obama, các cuộc gặp Australia-Mỹ ngày càng trở nên mang tính thực tế hơn. Chương trình nghị sự của cuộc gặp "2+2" đã đề cập đến vấn đề triển khai quân nhân, kế hoạch tập trận, phát triển các thiết bị quân sự mới… Người Mỹ giải thích tất cả những điều này là xuất phát từ  nhu cầu đối phó với sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Trong thực tế, Australia sở hữu lực lượng vũ trang khá khiêm tốn. Với sự phát triển các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc, chẳng hạn như tàu ngầm và thế hệ tên lửa hành trình mới trên biển, Australia không có khả năng tự đảm bảo quốc phòng. Trong vòng tư vấn tiếp theo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã ngỏ ý rằng Washington có ý định hỗ trợ các đồng minh và theo đuổi chính sách tích cực hơn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Thông cáo chung của AUSMIN nói rõ: “Australia và Mỹ Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản”.
Đối với Ấn Độ, Mỹ và Australia đều công nhận tư cách “nền dân chủ lớn nhất thế giới” và “cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương” của New Delhi.
Chuyên gia quân sự Nga, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada, Thiếu tướng về hưu Pavel Zolotarev cho biết: “Hiện nay một số cơ chế được tạo ra từ hồi Chiến tranh lạnh đang hồi sinh trở lại. Mục tiêu của nó một mặt là giảm thiểu chi phí quân sự của Mỹ. Mặt khác là để gia tăng khả năng triển khai lực lượng thông qua việc sử dụng lãnh thổ các nước đồng minh. Mỹ tìm cách tăng cường sức mạnh, nếu tình hình như vậy đòi hỏi…Ngoài ra, Canberra sẽ hợp tác với Washington về phòng thủ tên lửa, an ninh mạng và an ninh trên biển. Tất cả điều này sẽ ràng buộc mạnh mẽ hơn nữa Australia vào kế hoạch quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và làm phức tạp hơn mối quan hệ của nước này với Trung Quốc”.
Trong khi đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia. Trung Quốc chiếm khoảng 20\% xuất khẩu của nước này. Nhờ vậy, nền kinh tế Australia tránh được ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, về lâu dài Australia có thể sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn – hoặc phải xem xét lại liên minh với Mỹ để đổi lấy quan hệ tốt hơn với Trung Quốc, hoặc hoàn toàn đi theo chính sách của Mỹ trong các vấn đề an ninh Châu Á.

Tin nổi bật