Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt cao nhất, Iran đối diện với vấn đề gì?

(DS&PL) -

Hôm qua (8/5), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt ở "mức cao nhất".

Hôm qua (8/5), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt ở "mức cao nhất".

Trong thông báo của mình, ông Donald Trump hứa sẽ tạo ra “những biện pháp trừng phạt mạnh hơn so với trước đây” - trước khi Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là biện pháp này là gì và chúng ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia khác?

Sau 90 ngày: Tiền, vàng, kim loại, ô tô bị cấm

Theo một nhà phân tích của Bộ Tài chính Mỹ, sau một khoảng thời gian dài 90 ngày, Iran sẽ bị cấm mua hoặc mua lại USD và kinh doanh vàng cùng kim loại quý khác, cũng như than chì, than, nhôm và thép.

Các giao dịch “quan trọng” và các tài khoản bên ngoài của Iran có giá trị sẽ bị xử phạt gia hạn, cũng như việc mua hoặc đăng ký các khoản nợ có chủ quyền của Iran. Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ cấm nhập khẩu thảm Iran, thực phẩm và một số giao dịch tài chính liên quan, đồng thời thu hồi giấy phép đặc biệt để bán máy bay chở khách thương mại, các thiết bị và dịch vụ liên quan.

Ngoài ra, các biện pháp xử phạt đối với lĩnh vực ô tô của Iran cũng sẽ được đặt lại. Tất cả các lệnh trừng phạt này sẽ có hiệu lực vào ngày 6/8/2018.

Sau 180 ngày: Vận chuyển, dầu, ngân hàng

Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt lên nhiều ngành, công ty và thực thể của Iran trong thời gian tới. Ảnh: Reuters.

Sau một khoảng thời gian kéo dài 6 tháng, Mỹ sẽ tái áp dụng biện pháp trừng phạt đối với hoạt động ở các cảng, vận tải và đóng tàu của Iran. Iran Shipping Lines (IRISL), South Shipping Line Iran và các chi nhánh của họ được nêu ra cụ thể trong tài liệu của Mỹ.

Việc mua các sản phẩm dầu mỏ hoặc hóa dầu từ Iran cũng sẽ bị cấm một lần nữa, và các công ty bị ảnh hưởng được xác nhận là Công ty Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC), Công ty Naftiran Intertrade (NICO) và Công ty Tàu chở dầu Quốc gia Iran (NITC).

Hoạt động xuất khẩu dầu của Iran đã được đẩy mạnh trong tháng 4/2018, khi Tehran tìm cách tối đa hóa doanh thu chờ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Các biện pháp xử phạt đối với Ngân hàng Trung ương Iran và các tổ chức tài chính Iran được chỉ định theo Mục 1245 của Đạo luật ủy quyền quốc phòng Mỹ (NDAA) năm 2012 cũng sẽ được áp dụng lại từ ngày 4/11/2018.

Việc ủy quyền cho các đơn vị nước ngoài do Mỹ sở hữu hoặc kiểm soát để kinh doanh với chính phủ Iran trước đây được cho phép theo các điều khoản của thỏa thuận cũng sẽ bị thu hồi hiệu lực từ ngày 5/11/2018. Chính phủ Mỹ sẽ "áp đặt lại khi thích hợp" các biện pháp trừng phạt đối với những người bị loại ra khỏi Danh sách những người bị chỉ định và người bị chặn (Danh sách SDN).

Các quốc gia khác bị ảnh hưởng như thế nào?

Các nước châu Âu sẽ có từ 90 đến 180 ngày để giảm bớt hoạt động của họ tại Iran hoặc họ sẽ có "nguy cơ phải chịu hậu quả nghiêm trọng", theo một tuyên bố của Nhà Trắng. Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Trump tin rằng việc khôi phục các biện pháp trừng phạt sẽ gây áp lực lên Tehran để "thay đổi quá trình hoạt động sai trái của họ".

Iran tuyên bố vẫn sẽ duy trì thỏa thuận, trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga đã chính thức lên án động thái của Mỹ. Hiện chưa rõ các quốc gia châu Âu đưa ra quyết định như thế nào.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo RT)

Tin nổi bật