VietNamNet dẫn lời bác sĩ Hoàng Sầm - Viện Y học bản địa Việt Nam tư vấn, mướp chứa nhiều nước, chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin, lipid nên tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, thành phần quả mướp có tính mát, vị ngọt, giúp giải nhiệt, tiêu độc, làm tan đờm, viêm tiết niệu, đại tiện ra máu, bệnh trĩ nội, tắc tuyến sữa, mụn nhọt, đau lưng, ho nhiều đờm, viêm phế quản.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 100 gram mướp chứa 0,6 g chất đạm, 2,9 gram chất xơ, 0,046mg vitamin B1, 0,042mg vitamin B2, 9mg canxi, 0,359mg sắt, 31mg phốt pho, 452mg kali.
Tuy nhiên, những người có tì vị kém không nên ăn nhiều mướp. Người mới ốm dậy, thể trạng yếu, tiêu chảy, cơ địa dị ứng không ăn loại quả này. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.
Ảnh minh họa.
3 nhóm người không nên ăn nhiều mướp
Mặc dù là món ăn thanh nhiệt, thích hợp cho mùa hè, nhưng mướp không phải thích hợp với tất cả mọi người.
Người thể hàn, hoặc người có tì vị kém
Mướp thuộc loại tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nên không phù hợp với thể trạng những người thể hàn hoặc những người có tì vị kém.
Nếu như ăn mướp thường xuyên sẽ dần làm cho sức khỏe của các trường hợp này ngày càng yếu đi, lâu ngày có thể trở nặng. Chính vì thế, nếu bị thể hàn, hoặc tì vị kém, nên hạn chế ăn mướp hoặc tránh ăn mướp để sức khỏe không bị ảnh hưởng.
Ảnh minh họa.
Người có thể trạng yếu, hoặc mới ốm dậy
Mặc dù mướp có giá trị dinh dưỡng, và có cả tác dụng chữa bệnh, nhưng với những người có cơ địa đặc biệt như bị dị ứng, thể trạng yếu, đang ốm hoặc mới khỏi ốm thì cần tránh ăn mướp, nếu không sẽ làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây khó chịu cho cơ thể. Nguyên do là theo Đông y, mướp có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh lạc, hoạt huyết, nên không tốt cho thể trạng yếu của các trường hợp vừa nêu.
Người bị tiêu chảy, kiết lỵ
Cũng do tính hàn của mướp nên đây cũng là loại thực phẩm không tốt cho người đang bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ. Việc ăn mướp sẽ làm cho tình trạng của họ trầm trọng hơn.