7 bí quyết chắc chắn bạn sẽ có thể áp dụng được trong việc chăm sóc thận hàng ngày, chỉ cần làm đúng như hướng dẫn thì thận của bạn sẽ càng ngày càng khỏe.
1. Tập cách ăn uống thanh đạm
VTC News dẫn nguồn trang Soha, cho biết theo các tổ chức nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu có liên quan phát hiện ra rằng, tiêu thụ lâu dài các thực phẩm mặn và nhiều dầu, sẽ dẫn đến gánh nặng cho thận. Sau một thời gian, sẽ xuất hiện triệu chứng tiểu đạm/protein niệu, là biểu hiện rõ ràng của triệu chứng thận bị tổn thương.
Ảnh minh họa.
Khi thận bị thương, trong thời gian đầu sẽ không có bất kỳ triệu chứng đau nào, nhưng dần dần, quá trình tổn thương đó sẽ tăng dần lên, kéo dài hơn nữa thì thận sẽ sinh bệnh.
2. Thường xuyên xoa bóp, mát xa vùng thận
Dùng hai bàn tay xoa bóp vùng thận (vùng lưng ở sau thắt lưng), xoa đều cho đến khi nóng ấm da lưng là có thể đạt hiệu quả, kiên trì thực hiện việc làm này hàng ngày, mỗi ngày 5 phút, hiệu quả bổ thận được Đông y đánh giá rất tốt.
Ảnh minh họa.
3. Đừng để chân bị lạnh
Nếu bàn chân của bạn ở trong trạng thái bị nhiễm lạnh trong một thời gian dài, cái lạnh sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, gây sát thương trực tiếp vào thận.
Đặc biệt là vào mùa hè, cả ngày dài bạn thường ngồi trong phòng máy lạnh, bàn chân của bạn tiếp xúc không khí lạnh trong một thời gian dài, cái lạnh đó sẽ từ từ đi vào cơ thể, gây tổn thương cho thận là điều chắc chắn.
Ảnh minh họa.
Nói cách khác, một việc vô cùng quan trọng mà bạn cần nhớ chính là hãy bảo vệ bàn chân của bạn trong trạng thái đủ ấm áp, đây cũng là cách duy trì sức khỏe của thận. Trong trường hợp nhiệt độ thấp, hãy nhớ đi tất.
4. Không được nhịn tiểu
Nước tiểu ở lâu trong cơ thể có thể gây ra bệnh viêm tuyến tiền liệt và thậm chí có thể gây tổn thương thận.
Vì vậy, sau khi có cảm giác buồn đi tiểu, bạn phải kịp thời đi tiểu ngay sau đó, không nhịn tiểu và trì hoãn kéo dài trong một thời gian dài.
5. Uống đủ nước
Theo thông tin từ website Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, mỗi ngày cơ thể cần 2-2,5 lít nước, tùy theo sức khỏe tổng thể, giới tính, trọng lượng cơ thể và hoạt động của người đó. Với những người chơi thể thao, mồ hôi tiết ra nhiều thì cần bổ sung nước nhiều hơn.
Ảnh minh họa.
Các bác sĩ khuyến cáo, người bị bệnh thận không nên uống quá nhiều hay quá ít nước, vì uống nhiều nước sẽ tạo áp lực lên cho thận. Song, cũng không được uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ thận bị nhiễm độc, do thận sẽ không đủ nước để co bóp đẩy cặn bã và độc tố ra ngoài. Vì vậy, chỉ cần uống một lượng nước vừa đủ mỗi ngày.
6. Duy trì cân nặng phù hợp
Những người thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận. Vì vậy, cần theo dõi và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức phù hợp. BMI là chỉ số thể dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể.
Ảnh minh họa.
Chỉ số BMI được tính cho người trưởng thành bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Một người có chỉ số khối cơ thể bình thường dao động trong khoảng 18,6-24,9. Nếu vượt qua chỉ số này vượt quá 25, cơ thể đang bị thừa cân béo phì. Để làm được điều này, cần duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.
7. Hạn chế sử dụng rượu bia, và ngưng hút thuốc lá
Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc hết công suất mà khó có thể đào thải hết độc tố ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mạn tính. Đồng thời, uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.
Nguyễn Linh (T/h)