Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Thế giới hôm 5/10 vừa qua, lãnh đạo UNESCO từng nói: "Đại dịch không chỉ làm sáng tỏ giá trị không thể thay thế của nghề dạy học trong xã hội mà còn về điều kiện làm việc khó khăn của nhiều giáo viên. Vào Ngày Nhà giáo Thế giới, chúng tôi không chỉ tôn vinh giáo viên. Chúng tôi cũng đang kêu gọi các quốc gia đầu tư nhiều hơn vào nghề giáo và ưu tiên các giáo viên trong các nỗ lực khôi phục giáo dục toàn cầu".
Được biết hiện nay, điều kiện làm việc và mức lương của nghề giáo vẫn có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới. Cụ thể, dữ liệu mới đây nhất có OCED chỉ ra Luxembourg là nơi trả lương cao nhất cho nhà giáo. Cụ thể, giáo viên tại đây được nhận lương trung bình 101.360 USD/năm. Trong đó, giáo viên tiểu học có 15 năm kinh nghiệm là những người được trả lương cao nhất.
Trong khi đó, tại Mỹ, mức tương trung bình một năm của giáo viên tiểu học có 15 năm kinh nghiệm là khoảng 62.101 USD, xếp dưới Đức (80.407 USD), Canada (71.664 USD), Hà Lan (71.024 USD), Úc (65.658 USD) và Ireland (62.313 USD).
Bảng lương trung bình cho những giáo viên tiểu cho có 15 năm kinh nghiệm tại các nước trên thế giới. Ảnh: CNBC
Dữ liệu của OECD chỉ ra rằng các giáo viên trung học có trình độ kinh nghiệm khoảng 15 năm kiếm được nhiều hơn một chút, khoảng 109.203 USD ở Luxembourg và 65,248 USD ở Mỹ.
CNBC cho biết tại Mỹ, điều kiện làm việc của các giáo viên giữa các bang cũng có sự khác biệt. Trang WalletHub gần đây đã so sánh nghề giáo viên tại 50 bang và D.C của Mỹ dựa trên các thước đo về mức lương, cơ hội và môi trường làm việc. Qua đó, WalletHub nhận thấy New York là nơi có điều kiện tốt nhất cho giáo viên do mức lương cao hơn mức trung bình (ngay cả khi được điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt địa phương) và mức phí mỗi học sinh chi ra cao hơn.
Ngược lại, bang New Hampshire và District of Columbia được coi là một trong những nơi tồi tệ nhất đối với giáo viên vì lương giáo viên tương đối thấp và tỷ lệ thay giáo viên cao.
Tại Mỹ, giáo viên là lực lượng tiên phong trong việc giải quyết một số tác động xã hội nghiêm trọng nhất của đại dịch COVID-19. Nhiều giáo viên đã chuyển đổi giữa giảng dạy trực tiếp và trực tuyến, nâng cao nhận thức về các vấn đề như nạn đói và bất bình đẳng, trở thành trọng tâm trong các cuộc tranh luận về việc phòng chống đại dịch và phân biệt chủng tộc.
Tỷ lệ giáo viên tại Mỹ quyết định bỏ nghề đã tăng lên sau năm học 2020. Ảnh: Getty
Trước đại dịch, các nhà nghiên cứu ước tính tại Mỹ, cứ 6 giáo viên sẽ có 1 người bỏ nghề. Dữ liệu khảo sát gần đây hơn từ năm 2021 chỉ ra tỷ lệ này đã tăng lên, trong đó cứ 4 giáo viên sẽ có 1 người cân nhắc nghỉ việc sau năm học 2020-2021.
Henry Rivera Leal, một cựu giáo viên từ New Orleans đã chia sẻ về quyết định thôi việc trong thời kỳ đại dịch. . Cụ thể, ông Henry nói: "Không ai đi dạy học mà nghĩ rằng họ sẽ kiếm được nhiều tiền từ nghề này. Bạn tham gia giảng dạy vì đó là điều bạn muốn làm. Và chúng tôi đã đạt đến giới hạn của mình. Khi ai đó đến một giới hạn nhất định, họ sẽ bắt đầu cần nhắc lại lựa chọn của mình".
Minh Hạnh (Theo CNBC)