Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mua ô tô trả góp: Những lưu ý bỏ là mất tiền

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mua ô tô trả góp giúp bạn có cơ hội sở hữu ô tô dễ dàng hơn, nhưng đi liền với nó là số tiền trả góp lớn và các loại phí chồng chất. Dưới đây là những lưu ý...

(ĐSPL) - Mua ô tô trả góp giúp bạn có cơ hội sở hữu ô tô dễ dàng hơn, nhưng đi liền với nó là số tiền trả góp lớn và các loại phí chồng chất. Dưới đây là những lưu ý khi mua ô tô trả góp mà nếu bạn bỏ qua, bạn sẽ có nguy cơ mất thêm tiền.

Với những ai đang có ý định mua ô tô trả góp, hãy lưu ý những điểm dưới đây để tránh gặp phải rắc rối về sau cũng như đảm bảo lợi ích cho chính bản thân mình:

Nói một cách đơn giản, mua ô tô trả góp là một hình thức giúp bạn sở hữu một chiếc xe mà chỉ cần phải trả trước 30\%, hoặc chỉ khoảng 10\% giá trị của xe. Phần còn lại ngân hàng sẽ chi trả trước, bạn sẽ phải thanh toán trong một thời gian khá dài. Thông thường, đại lý sẽ là trung gian giữa ngân hàng và người mua.

Lãi suất – Vấn đề quan trọng nhất

Đối với mua ô tô trả góp, khách hàng phải xác định rõ việc phải trả nhiều hơn giá trị ban đầu của chiếc xe, bởi mỗi tháng phải trả thêm một khoản lãi suất. Đó là lý do người mua phải đặc biệt chú trọng về vấn đề này khi lựa chọn hình thức vay mua xe.

Hầu hết các ngân hàng thường cung cấp 2 gói tùy chọn lãi suất:

Lãi cố định trong suốt thời gian vay nhưng tiền lãi hàng tháng phải trả lại tính trên tổng số dư nợ ban đầu. Ví dụ: Bạn mua chiếc xe với giá 1 tỷ đồng, bạn trả trước 300 triệu đồng (30\%) còn vay ngân hàng 700 triệu với lãi suất cố định 9\%/năm, hàng tháng bạn sẽ trả một phần tiền gốc cộng với lãi suất tính luôn tính 700\% ban đầu. Ưu điểm của cách này lãi suất không chịu ảnh hưởng và biến động bởi điều chỉnh của ngân hàng. Tuy nhiên, trường hợp này người mua sẽ không được hưởng lợi nếu lãi suất thị trường giảm, đồng thời càng về sau mức lãi suất thực càng tăng lên. Do đó, chỉ những người có thu nhập ổn định mới lựa chọn hình thức vay này.

Đối với mua ô tô trả góp, khách hàng phải xác định rõ việc phải trả nhiều hơn giá trị ban đầu của chiếc xe, bởi mỗi tháng phải trả thêm một khoản lãi suất. 

Hình thức thứ 2 cũng sẽ có lãi suất cố định ban đầu, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh khoảng 3 tháng một lần theo chính sách của từng ngân hàng. Đa phần ngân hàng hiện nay đang áp dụng mức lãi suất từ 12\% đến 15\%, cao hơn khá nhiều so với hình thức đầu tiên. Nhưng ngược lại, người mua xe sẽ chỉ cần trả một phần tiền cộng với phần lãi suất tính trên dư nợ thực tế. Nhiều khách hàng không để ý sẽ khá bất ngờ và bối rối khi ngân hàng thay đổi lãi suất (thường là tăng lên).

Do đó, tùy vào giá trị của chiếc xe cộng với điều kiện tài chính của bản thân, khách hàng có thể lựa chọn mức vay, từ 10\% cho tới 90\% giá trị xe, đồng thời lựa chọn hình thức vay thích hợp nhằm hạn chế rủi ro liên quan đến khả năng trả nợ cũng như biến động của lãi suất.

Chi phí và thủ tục

Để tránh trường hợp bị các nhân viên tính dụng yêu cầu trả tiền môi giới, người mua nên tìm đến các đại lý uy tín, nhờ đại lý giới thiệu ngân hàng và làm trung gian giải quyết các thủ tục. Nhờ đó, khách hàng sẽ có đầy đủ thông tin về hình thức vay, biết rõ hơn về khoản tiền mình sẽ trả theo từng tháng đồng thời tránh được những rắc rối liên quan đến tính pháp lý.

Thủ tục mua xe thường có 2 phần giấy tờ chính: Nhóm giấy tờ nhân thân và nhóm giấy tờ chứng mình tài chính, qua đó ngân hàng có thể thẩm định và đưa ra mức cho vay phù hợp với khả năng chi trả trong tương lai của người mua. Kể cả khi người mua thế chấp tài sản khác như nhà cửa hay chính chiếc xe đã mua thì mức vay trả góp cũng khó vượt mức 70\% giá trị xe, thời hạn trả tối đa thường 5 năm (60 tháng).

Người mua ô tô trả góp còn gặp phải một số rắc rối như: Lãi suất lớn, số tiền phải trả ban đầu cao, thủ tục thẩm định kéo dài khiến thời gian nhận xe lâu

Bên cạnh khoản phí mua xe, người mua còn phải cân nhắc các chi phí khác để thực sự sở hữu được chiếc xe. Các loại phí khác bao gồm: Phí đăng ký xe, chi phí thuế trước bạ, phí đăng kiểm, bảo hiểm xe, phí bảo hiểm với khoản vay ngân hàng cùng một số phí khác tùy theo quy định của ngân hàng cùng tổng giá trị xe. Ngoài ra, khi lựa chọn hình thức vay, người mua cũng cần quan tâm đến chi phí cho xe trong thời gian sử dụng như: phí bảo trì đường bộ, phí bảo dưỡng, phí trông gửi xe hàng tháng… để đảm bảo có đủ điều kiện tài chính chi trả nợ và lãi suất.

Vấn đề bảo hiểm cũng có thể mang lại nhiều rắc rối cho khách hàng. Thông thường mỗi ngân hàng đều liên kết với các công ty bảo hiểm, do đó bạn cần chọn ngân hàng có uy tín kèm theo đó là những công ty bảo hiểm có thế mạnh cửa nhôm kính giá rẻ tại hà nội. Tốt nhất là nên sử dụng gói bảo hiểm (công ty bảo hiểm) do ngân hàng ủy thác giới thiệu, vì khi xảy ra những rủi ro tai nạn việc làm thủ tục đối với ngân hàng và bảo hiểm đều được ưu tiên giải quyết hơn (đơn giản là ngân hàng lấy chiếc xe làm vật đảm bảo thì phải thúc giục bên bảo hiểm giải quyết nhanh các thủ tục).

Những vấn đề khách hàng dễ gặp nhất khi mua xe trả góp với những đại lý nhỏ, với nhân viên tư vấn không chuyên và thậm chí cả với những ngân hàng bậc trung là: Lãi suất lớn cộng với số tiền phải trả ban đầu cho đại lý xe cao, thủ tục thẩm định kéo dài dẫn tới lâu được nhận xe, không được vay vốn do các điều kiện tài chính của khách hàng không đáp ứng được yêu cầu từ phía ngân hàng, lượng tiền mua bảo biểm (như bảo hiểm thân vỏ) lớn.

Những vấn đề khác

Đại lý, ngân hàng, công ty bảo hiểm thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên đây cũng lại là yếu tố đem lại nhiều rắc rối cho người mua xe. Khi ngân hàng bạn vay tiền có liên kết với một hãng bảo hiểm, tốt nhất bạn nên sử dụng gói bảo hiểm của công ty bảo hiểm mà ngân hàng giới thiệu, vì nếu có xảy ra trường hợp tai nạn hư hỏng gì thì thủ tục giải quyết sẽ đơn giản và đỡ mất thời gian.

Ngoài ra, người mua ô tô trả góp còn gặp phải một số rắc rối như: Lãi suất lớn, số tiền phải trả ban đầu cao, thủ tục thẩm định kéo dài khiến thời gian nhận xe lâu, không được vay do không đủ điều kiện tài chính, chi phí mua bảo hiểm lớn. Chính vì thế, trước khi quyết định mua ô tô trả góp, bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng, chỉ vay trả góp khi nguồn thu nhập tài chính ổn định, cần tính toán số tiền chênh lệch, lãi suất trả góp, tuyệt đối không ký hợp đồng khi chưa rõ bất cứ điều khoản nào. Mua trả góp với lãi suất nào cũng là một hình thức vay tiền để tiêu dùng nên cần có những tính toán cẩn trọng để không gặp rủi ro về tài chính khi sẽ phải trả lãi suất cho khoản tiền vay đó và cả phí dịch vụ mua hàng trả góp.

Kinh nghiệm “xương máu” khi mua xe trả góp:

- Cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng với ngân hàng, đặc biệt chú ý phần lãi suất, thời gian thay đổi lãi và đặc biệt công thức tính lãi suất khi thay đổi, thông thường các ngân hàng hay để chung chung là: lãi suất thay đổi 3 tháng/lần theo thông báo của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Tốt nhất nên để; “lãi suất thay đổi 3 tháng/lần theo công thức: lãi suất tiết kiệm trả sau 12 tháng theo công bố của ngân hàng tại thời điểm thay đổi + biến đổi nhất định. Các quy định phạt khi trả trước, trả chậm, chỗ nào chưa hiểu cần yêu cầu ngân hàng giải thích rõ để thay đổi hoặc đàm phán lại.

- Chú ý các loại thuế, phí mà ngân hàng đưa ra, để ý việc ngân hàng sẽ giải ngân theo giấy hẹn hay theo đăng ký gốc của xe.

- Cần tìm những ngân hàng có thế mạnh trong việc cho vay trả góp mua xe ôtô (thủ tục giải quyết chuyên nghiệp và nhanh gọn hơn, lượng vay lớn, lãi suất ưu đãi hơn,…).

- Cần lưu ý nguồn thu nhập hàng tháng ổn định của bản thân để chọn hình thức vay trả góp cho phù hợp. Nếu có thể, không nên vay với tỷ lệ quá lớn trên tổng giá trị chiếc xe mong muốn sở hữu. Kèm theo đó là hàng tháng nên chủ động dành ra số tiền nhất định cộng với phần dự phòng khi lãi suất tăng để trả cho ngân hàng đúng hẹn, việc này không những tránh bị phạt trả chậm mà còn góp phần tạo “hồ sơ sạch đẹp” cho những lần vay sau (nếu có).

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật