Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, Thừa Thiên - Huế ngập trong nước

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Chiều tối 14/12, tỉnh Thừa Thiên - Huế có mưa vừa đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 150mm - 270mm, nước trên các sông đạt mức báo động 2 đến báo động 3.

(ĐSPL) - Chiều tối 14/12, tỉnh Thừa Thiên - Huế có mưa vừa đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 150mm - 270mm, nước trên các sông đạt mức báo động 2 đến báo động 3.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, từ chiều tối 13/12, do mưa to và rất to trên diện rộng, lưu lượng nước về các hồ thủy điện rất lớn như: Bình Điền 1144m3/s, Hương Điền 1570m3/s, A Lưới 370m3/s, Tả Trạch 670m3/s. Đến sáng nay, lượng mưa giảm nên mực nước hồ thủy điện như sau: Bình Điền +84,5m, lưu lượng đến hồ 48,2m3/s, lưu lượng về hạ du 411m3/s; hồ Hương Điền +58m, lưu lượng đến hồ 893m3/s, lưu lượng về hạ du 893m3/s.

Sáng 14/12, thủy điện Hương Điền tiếp tục xả lũ về hạ du với lưu lượng 1300m3/s bắt đầu từ 7h30.

Thừa Thiên - Huế ngập sâu trong nước.

Với lượng mưa lớn và kèm theo thủy điện xả lũ, các địa phương vùng hạ du của huyện Quảng Điền, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà và tuyến 1uốc lộ 1A đoạn đi qua xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đều bị ngập sâu. 

Tại huyện Quảng Điền, do mực nước sông Bồ xấp xỉ báo động 3 nên các tuyến tỉnh lộ đi qua địa phận huyện này đều bị ngậptừ 0,6m có nơi ngập sâu gần 1m, khiến người dân đi lại rất khó khăn; có nơi bà con phải sử dụng phương tiện di chuyển bằng ghe, thuyền.

Nước lũ ngập sâu khiến người dân huyện Quảng Điền phải đi lại bằng ghe thuyền.

Theo ghi nhận của PV, chiều tối ngày 14/12, tại các tuyến đường trung tâm TP Huế, trong đó có khu vực Đập Đá cũng bị chia cắt và ngập sâu trong biển nước.

Nhiều tuyến đường trung tâm TP Huế, nước ngập lên nửa bánh xe.

Tại tỉnh Quảng Nam, do mưa lớn mấy ngày qua cộng các thủy điện trên thượng nguồn xả lũ làm mực nước sông Vu Gia, Thu Bồn trong sáng 14/12 lên rất nhanh, nhiều khu vực tiếp tục ngập chìm trong nước lũ.

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng 

Nam
, hiện mực nước hạ lưu các sông đang lên. Tính đến 9h hôm nay, mực nước sông Vu Gia tại Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc ở mức 8,4m, trên mức báo động 2; sông Thu Bồn tại Giao Thủy 7,45m, dưới báo động 2.

Đến trưa và chiều cùng ngày mực nước các sông đạt đỉnh và xuống chậm do chịu ảnh hưởng của hồ chứa thủy điện, thủy lợi.

Ghi nhận của PV đến cuối giờ chiều ngày 14/12, nhiều khu vực ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn, mực nước ở các sông lên nhanh gây chia cắt cục bộ.

Tại xã Đại An, huyện Đại Lộc (Quảng Nam), nhiều thôn cũng ngập sâu trong nước.

Tại các xã Đại An, Đại Cường và xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, nhiều khu vực bị ngập sâu gần 1m, nhiều diện tích rau màu bị ngập trong nước lũ. Một số tuyến đường thuộc các thôn Phước Yên, Bầu Tròn bị ngập sâu từ 0,5 - 1m.

Trong đó, tại tuyến đường ĐT609 nối xã Đại Hưng và Đại Lãnh, đoạn qua cầu Ba Khe 3 bị ngập hơn 1m. Nhiều xe cộ khi đi qua khu vực này bị chết máy, giao thông bị tê liệt.

Một số hình ảnh mà PV ghi lại tại tuyến đường bị ngập nặng ở các địa phương:



Chiếc xe bị chết máy khi cố vượt qua đường bị ngập.


Khu vực Đập Đá, thuộc tuyến đường Lê Lợi nối dài với đường Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ, TP Huế bị chia cắt.
Nước ngập sâu tại tuyên phố đường Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh…, TP Huế  khiến người dân không đi lại khó khăn.

Nước ngập làng Quảng Đại, xã Đại An, huyện Đại Lộc (Quảng Nam).


Điều 13. Phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập do xả lũ hồ chứa hoặc sự cố đập (Thông tư Số: 34/2010/TT-BCT

1. Xây dựng phương án

a) Chủ đập chịu trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập do xả lũ hồ chứa hoặc sự cố đập, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo địa bàn;

b) Nội dung phương án phải liệt kê được các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và biện pháp đối phó, khắc phục hậu quả phù hợp với từng tình huống lũ khác nhau.

2. Chủ đập phải thông báo (qua điện thoại hoặc fax) cho tổ chức dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du:

a) Việc vận hành đóng mở các cửa xả lũ theo quy định;

b) Việc xả lũ khẩn cấp;

c) Trong suốt thời gian làm nhiệm vụ điều tiết chống lũ, thông báo số liệu các lần quan trắc, đo đạc mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu đập; Lưu lượng vào hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, lưu lượng tháo qua tuốc-bin; dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ trên cơ sở lưu lượng dự báo vào hồ.

3. Chủ đập chịu trách nhiệm lắp đặt các hệ thống cảnh báo và thông báo tới các chủ đập phía thượng/hạ lưu; báo cáo ngay Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương trong trường hợp nguy hiểm sắp xảy ra do đập hư hỏng hoặc nguy cơ vỡ đập.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Tin nổi bật