Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Một quốc gia thành viên NATO đồng ý mua khí đốt Nga bằng đồng Rúp

(DS&PL) -

Slovakia cho biết nguồn cung khí đốt ở nước này không thể bị cắt và sẵn sàng sử dụng đồng Rúp để mua khí đốt tự nhiên của Nga.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, ông Richard Sulik, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia ngày 3/4 (giờ địa phương), nói rằng Slovakia sẵn sàng sử dụng Rúp để mua khí đốt tự nhiên của Nga.

Ông Sulik cho biết Nga đáp ứng 85% nhu cầu khí đốt của Slovakia, đồng thời nhấn mạnh "nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên không thể bị cắt" và Slovakia sẽ duy trì một "thái độ thực dụng" về vấn đề này.

“Nếu chúng tôi có thể thành toán bằng Rúp (cho khí đốt), chúng tôi sẽ trả bằng Rúp”, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia cho hay và hối thúc phương Tây tìm kiếm giải pháp phù hợp.

Ông Sulik và một số chính trị gia châu Âu khác cho rằng tình hình hiện nay đòi hỏi phải đa dạng hóa các nhà cung cấp khí đốt. Tuy nhiên, điều này có thể mất vài năm, trong khi Slovakia chỉ có hai tháng để giải quyết vấn đề mua nhiên liệu.

Sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, hầu hết các nước châu Âu, bao gồm Slovakia, đã áp đặt lệnh cấm vận nhằm vào Nga, khiến nước này gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận các khoản thanh toán bằng tiền châu Âu từ các đối tác thương mại.

Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bắt buộc các quốc gia “không thân thiện” phải thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng Rúp.

Trụ sở chính của ngân hàng Gazprombank ở Moscow, Nga. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Phía Nga khẳng định quy định mới không vi phạm hợp đồng đã ký kết với phương Tây, do các đối tác chỉ cần mở tài khoản ở ngân hàng Gazprombank của Nga và thanh toán như bình thường. Ngân hàng sẽ có trách nhiệm quy đổi khoản thanh toán ra đồng Rúp một cách tương ứng.

Hiện chưa rõ các quốc gia châu Âu khác có chấp nhận phương án phía Nga đưa ra hay không.

Slovakia gia nhập liên minh quân sự NATO năm 2004. Quốc gia này có biên giới giáp Ukraine ở phía đông, có vị trí địa lý gần với Nga, nên ưu tiên mua khí đốt của Nga để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Hoa Vũ (Theo Thời báo Hoàn Cầu)

Tin nổi bật