Trứng bắc thảo là một loại trứng muối có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại trứng này được muối bằng nhiều cách khác nhau nhưng chung quy là được muối với một số loại gia vị và hương liệu trong vòng một đến hai tháng. Sau khi muối xong trứng sẽ có lớp vỏ màu đen trắng như muối tiêu, lòng trắng giống như thạch có màu nâu đen, lòng đỏ có màu xanh xám.
Sau khi muối xong trứng sẽ có lớp vỏ màu đen trắng như muối tiêu, lòng trắng giống như thạch có màu nâu đen, lòng đỏ có màu xanh xám.
Theo đó, sau khi ăn xong bữa tối, các thành viên trong gia đình này lần lượt xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, sốt, tiêu chảy,... và phải nhập viện ngay sau đó. Qua kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán các thành viên trong gia đình bị ngộ độc Salmonella do ăn trứng bắc thảo nhiễm khuẩn Salmonella.
Khuẩn Salmonella có thể thông qua thức ăn hỏng khiến con người bị ngộ độc thực phẩm. Chúng sinh sôi mạnh mẽ trong môi trường từ 20 độ C trở lên và có khả năng sống trong tủ lạnh khoảng 3-4 tháng. Theo một số thống kê, toàn thế giới có khoảng 100 triệu người cảm nhiễm loại vi khuẩn này mỗi năm. Loại vi khuẩn này tồn tại trong các loại thịt, trứng, sữa và không thể nhận ra bằng mắt thường.
Trứng bắc thảo rất bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp nhuận phế, cầm máu, giải nhiệt, giải rượu rất hiệu quả. Tuy nhiên, món ăn này cũng rất dễ nhiễm khuẩn salmonella nếu trong quá trình chế biến không hợp vệ sinh hoặc bảo quản lâu ngày nên phải lưu ý.
Theo đó, thời hạn sử dụng của loại trứng này là hai giờ sau khi mở vỏ. Nếu tiếp xúc lâu với không khí sẽ dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Sau khi ăn, nếu có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì phải đi khám ngay để được điều trị càng sớm càng tốt.
Những ai không nên ăn trứng bắc thảo
Bệnh nhân tăng huyết áp: Hàm lượng natri trong trứng bắc thảo khá nhiều, gấp nhiều lần trứng vịt tươi. Do đó bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít loại thực phẩm này.
Trẻ em, phụ nữ mang thai: Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, món trứng bắc thảo lại được tẩm ướp qua gia vị nên sẽ không tốt cho tiêu hóa của trẻ. Trong quá trình chế biến, ít nhiều cũng sẽ có xảy ra ô-xi hóa chì, nếu ăn nhiều sẽ dễ ngộ độc chì, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ tuần hoàn của trẻ.
Ngoài ra, khả năng tiêu hóa của phụ nữ trong thời gian mang thai sẽ bị ảnh hưởng bởi hooc-mon, ngoài ra, các chất dinh dưỡng mà họ ăn cũng truyền cho trẻ qua dây rốn, do đó đây cũng là đối tượng không nên ăn trứng bắc thảo.
Người già tiêu hóa kém: Đối với người trung niên và người cao tuổi, ccác chức năng cơ thể thoái hóa dần nên khả năng hấp thụ, tiêu hóa thức ăn của họ sẽ giảm. Do đó, cần hạn chế tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này.
Cần làm gì để tránh ngộ độc
Nấu chín trứng bắc thảo trước khi ăn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn salmonella có trong trứng.
Thời gian ủ bệnh khi nhiễm Salmonella là 6-48 giờ, các triệu chứng sẽ tùy thuộc vào số lượng khuẩn trong cơ thể cũng như sức khỏe của người bệnh. Nếu nghi ngờ ngộ độc, phải nhanh chóng để người bệnh nôn ra và đưa đi bệnh viện càng nhanh càng tốt. Để tránh ngộ độc, cần chú ý một số điểm sau:
Không ăn trứng sống, trứng chưa chín: Nấu chín trứng bắc thảo trước khi ăn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn salmonella có trong trứng.
Không ăn trứng để qua đêm: Thức ăn để qua đêm là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Do đó, không nên để trứng bắc thảo qua đêm vì khi đó trứng có thể sẽ bị biến chất, gây hại cho sức khỏe.
Không rửa trứng trước khi để vào tủ lạnh: Rửa trứng trước là bạn đang làm mất đi lớp màng mỏng bao bọc bên ngoài vỏ trứng, khiến các yếu tố gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong quả trứng.
Nếu phát hiện trứng có mùi lạ thì phải bỏ đi ngay lập tức.
Như Quỳnh (T/h)