Theo thông tin trên báo Dân trí, với công thức tính lãi kép T = A x (1+r)n (trong đó: A là số tiền gốc, n là kỳ hạn, r là lãi suất), nếu mỗi tháng tích lũy 1 triệu đồng với lãi suất kép 7%/năm, sau khoảng 28 năm mới có đủ 1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vẫn có cách để rút ngắn thời gian đạt được mốc này.
Mỗi tháng tiết kiệm 1 triệu đồng, sau 28 năm mới có 1 tỷ đồng: Làm cách nào để rút ngắn thời gian?
Đầu tiên là việc xác định mục tiêu.
Thay vì đặt dấu mốc lớn 1 tỷ đồng, bạn có thể chia ra làm nhiều mục tiêu nhỏ, trước hết là xóa nợ, sau đó là các mốc 1 triệu đồng, 10 triệu đồng, 100 triệu đồng…
Tiếp theo là tư duy.
1 tỷ đồng đầu tiên không nhất thiết phải là tiền mặt mà đây có thể là 1 tỷ đồng tài sản ròng hay còn được gọi là NAV (tổng tài sản trừ đi nợ). Việc này đòi hỏi tư duy tích lũy tài sản và tư duy quản lý tài sản. NAV cần được theo dõi đều đặn, hàng tháng, hàng quý, hàng năm...
Về phương pháp, bạn cần phải biết quản trị tài chính cá nhân và quản trị danh mục tài sản. Cần đặc biệt lưu ý việc lựa chọn tài sản, phân bổ danh mục tài sản và điều chỉnh tỷ trọng tài sản.
Nên có tối thiểu 2 tài khoản để kiểm soát tài chính. Trong đó, một tài khoản sử dụng cho việc chi tiêu và một tài sản sử dụng cho việc quản lý thu nhập.
Việc quan trọng nhất của tích lũy là vấn đề tăng thu nhập. Cần lưu ý, khi thu nhập càng tăng, tỷ lệ tích lũy sẽ càng lớn.
*Dưới đây là bảng minh họa lộ trình đạt 1 tỷ đồng đầu tiên trong vòng 5 năm, với khởi điểm ở mức lương 10 triệu đồng/tháng với tốc độ tăng thu nhập năm đầu tiên là 50%, năm thứ 2 là 30%, năm thứ 3 là 25%, năm thứ 4 là 15%; tỷ lệ tiết kiệm 50 - 78% trong 5 năm và chọn những tài sản an toàn để tích lũy.
Bạn cần đầu tư vào năng lực bản thân, phát triển các kỹ năng cũng như gia tăng các mối quan hệ cá nhân để học hỏi phát triển năng lực chuyên môn, kĩ năng marketing và kỹ năng công nghệ. Ngoài ra, bạn cũng phải biết lựa chọn danh mục tài sản tích lũy và tham gia các nhóm học tập tích lũy tài sản.
Thực tế, bạn không cần ép mình chi tiêu thấp đi, nhưng có thể chọn lối sống tối giản. Tốc độ tăng chi tiêu cũng chỉ nên bằng tốc độ tăng lạm phát và nếu muốn tăng chi tiêu, hãy tăng thu nhập trước.
Khi đặt mục tiêu tài chính 1 tỷ đồng, nên tìm động lực xứng đáng để thực hiện. Ví dụ: bạn muốn được tự do tài chính, bạn cần đảm bảo sự an toàn tài chính, bạn có chấp nhận những áp lực gì trên hành trình đạt 1 tỷ đồng đầu tiên?
Ngoài ra, nếu không may gặp phải đổ vỡ về tài chính, bạn cần bắt đầu hành trình tích lũy tài sản lại từ đầu.
Đầu tư vào bất động sản
Đầu tư bất động sản từ lâu đã trở thành cách làm giàu nhanh chóng. Tuy nhiên, đầu tư bất động sản cần có vốn rất lớn nên bạn có thể bắt đầu mua ở các khu vực có chi phí sinh hoạt thấp. Hoặc bạn có thể mua nhà trả góp hàng tháng và cho người khác thuê lại rồi lấy tiền chênh lệch. Đây là cách phổ biến với những người có vốn đầu tư không đủ để mua nhà hoặc đất.
Dùng đam mê thành để tạo ra thu nhập
Khi bạn thật sự đam mê một thứ gì đó, hãy bắt đầu kinh doanh từ nó để tạo thêm một nguồn thu nhập khác. Nếu bạn đam mê chụp ảnh, bạn có thể đăng hình ảnh bạn chụp trên các website bán stock của Việt Nam hoặc nước ngoài. Nếu bạn đam mê chỉnh sửa video và chia sẻ kiến thức của mình, bạn có thể kiếm tiền qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, TikTok. Chỉ cần bạn kiên định với đam mê và không ngừng trau dồi kỹ năng thì bạn sẽ nhanh chóng đạt được thu nhập cao. Từ đó, con đường đạt đến mục tiêu 1 tỷ cũng sẽ không còn xa.
Kiên nhẫn
Bất kể bạn lựa chọn cách làm giàu hay tiết kiệm được 1 tỷ nào thì luôn cần thời gian. Các kênh đầu tư cần có thời gian để sinh lời hiệu quả. Công ty khởi nghiệp cần có thời gian để phát triển. Vì vậy, muốn tiết kiệm hoặc kiếm được 1 tỷ đồng đầu tiên, bạn nhất định phải kiên nhẫn và kiên trì với kế hoạch và mục tiêu. Đừng để sự thiếu kiên nhẫn kéo dài thời gian đạt được sự giàu có của bạn.
Vân Anh (T/h)