Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mổ xẻ cơ chế "kinh tế chìm" và khép kín của kẻ tham nhũng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - "Tiền, tài sản tham nhũng sẽ có vô vàn cách "hợp pháp. Vì thế, thanh kiểm tra mà hời hợt thì làm sao có thể phát hiện được tham nhũng".

(ĐSPL) - "Tham nhũng ngày càng tinh vi. Không có tham nhũng quá thô thiển. Tiền, tài sản tham nhũng sẽ có vô vàn cách "hợp pháp. Vì thế, thanh kiểm tra mà hời hợt thì làm sao có thể phát hiện được tham nhũng", đó là nhận định thẳng thắn của ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong cuộc trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật.

Ông Ngô Văn Sửu.

Phải chăng Thanh tra chỉ để "cấp dấu chất lượng"?!

Thanh tra nhiều nhưng phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ít. Câu chuyện tại Bà Rịa - Vũng Tàu, tổ chức 2.300 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện 1 vụ tham nhũng, ông nghĩ sao về hiện tượng này?

Đó là thực tế đang tồn tại. Dường như, công tác thanh tra chỉ mang tính chất hình thức. Thậm chí, có những vụ việc "hai năm rõ mười" nhưng chỉ "giơ cao đánh khẽ" bằng hình thức kỷ luật, cảnh cáo, chuyển công tác... Thế nên, dù thanh tra có đến nơi đến chốn cũng không xử lý triệt để sai phạm.

Muốn chống tham nhũng phải chống trong cả hệ thống tổ chức. Hiện nay, tham nhũng theo hình thức khép kín, càng có chức có quyền càng có cơ hội tham nhũng. Có lúc lại xảy ra "cơ chế ngầm", vì thế việc chống tham nhũng rất cam go. Khi quyết tâm chống tham nhũng phải có sức mạnh từ trong Đảng, làm từ trên xuống dưới, không có bất kỳ "vùng cấm" nào. Khi phát hiện ra vụ việc tham nhũng phải xử nghiêm minh.

Trên thực tế, có nhiều cuộc thanh tra mang tính chất "cấp dấu chất lượng" chứ không phải tiến hành thanh kiểm tra thực, để truy nguyên bản chất vấn đề, truy tận gốc sai phạm. Khi phát hiện ra sai phạm, phải đưa ra kết luận chính xác. Kết luận chính xác, phải xử đến nơi đến chốn thì "liều thuốc" mới có tác dụng. Thanh kiểm tra xong, chỉ để rút kinh nghiệm thì công tác phòng chống tham nhũng chỉ mang tính chất hô hào.

Con số vụ tham nhũng trong 1/2.300 cuộc thanh tra cho thấy rất nhiều điều đáng suy ngẫm và cần bàn thảo, thưa ông?

Mục đích của các cuộc thanh kiểm tra là chặn tham nhũng, đẩy lùi từng bước tham nhũng và tiến tới làm trong sạch bộ máy quản lý. Kiểm tra nhưng không chặn đứng được là do còn có sự nể nang, bao che. "Xử" tham nhũng phải tước đoạt hết "tiền bẩn" chứ không thể chỉ thu về ngân sách vài phần trăm hoặc vài chục phần trăm. Nhiều cuộc thanh tra khi đã phát hiện sai phạm nhưng xử lý hờâi hợt, dẫn đến kết quả thu hồi từ những vụ tham nhũng rất ít. Vụ việc làm triệt để cũng chỉ thu hồi cao nhất 25- 30\%. Xử tham nhũng làm sao để đối tượng tham nhũng "khuynh gia bại sản" chứ không thể tạo cơ hội cho số tiền, tài sản tham nhũng lại được phù phép và hợp thức hóa.

Hoạt động tham nhũng ngày càng tinh vi. Không có tham nhũng thô thiển. Tiền, tài sản tham nhũng sẽ có vô vàn cách “hợp pháp”. Vì thế, thanh kiểm tra mà hời hợt thì làm sao có thể phát hiện được tham nhũng. Theo quan điểm của tôi, công tác thanh tra hiện nay còn mang tính hình thức, hô hào cần quyết liệt nhưng lại chỉ "tắm từ vai trở xuống".

Có cuộc thanh tra chỉ mang tính chất "hợp pháp hoá" sai phạm?

Như vậy, hạn chế lớn nhất trong công tác phòng chống tham nhũng là gì thưa ông?

Công tác phòng chống tham nhũng hiện nay còn nhiều hạn chế. Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, chưa đạt yêu cầu. Tham nhũng trong lĩnh vực công vẫn còn nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực đầu tư công, tín dụng ngân hàng, đất đai, tài nguyên khoáng sản và công tác cán bộ. Giải pháp phòng ngừa tuy có tập trung, tích cực triển khai nhưng một số giải pháp hiệu quả chưa cao, còn hình thức. Các vụ việc tham nhũng phát hiện còn ít, nhất là trong quá trình thanh tra, kiểm toán chuyển Cơ quan điều tra chưa nhiều. Thu hồi tài sản cũng còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công tác này.

Từ khi tôi còn đang công tác, có những cuộc kiểm tra công khai lại mang tính chất "hợp pháp hoá" sai phạm cho đối tượng vi phạm. Có những dạng tham nhũng theo kiểu mua đắt, bán rẻ (ăn "hoa hồng" cao-PV). Tôi đã từng tham gia giải quyết một vụ đấu thầu ở Hà Nội với 4 đối tác nước ngoài. Cuối cùng, đối tác bán đắt nhất lại trúng thầu. Vì sao như thế, bên trúng thầu "thối" lại số tiền chênh lệch cao. Thủ đoạn như vậy là siêu tinh vi.

Vậy theo ông, vì sao thanh tra nhiều nhưng phát hiện ít? Nguyên nhân cốt lõi ở đây là gì và cần làm rõ như thế nào, thưa ông?

Theo quan điểm của tôi, tham nhũng phải có một nhóm người, đặc biệt là những người có chức có quyền liên kết tạo thành một tổ chức khép kín. Cần phải phá vỡ cơ chế khép kín đó, để làm rõ tổ chức của những người tham nhũng.

Thông thường tội phạm tham nhũng hoạt động ngầm, theo cơ chế "kinh tế chìm". Và số tiền, tài sản tham nhũng được "hợp lý, hợp pháp" dưới mọi hình thức. Vì thế, công tác thanh tra phải minh bạch được cơ chế "ngầm", hoạt động "ngầm". Minh bạch và công khai là một trong những giải pháp ngăn chặn tham nhũng, phá vỡ "cơ chế kinh tế ngầm" của những đối tượng tham nhũng.

Xin cảm ơn ông!

Tin nổi bật