Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mô hình kết hợp đào tạo bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho luật sư

(DS&PL) -

Luật sư Vũ Ánh Dương cho biết, tính đến năm 2023, tỷ lệ luật sư trong các vụ tranh chấp tại VIAC đạt 87,9%.

Vừa qua, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cùng Trường Đại học Luật Tp.HCM và các đoàn luật sư (TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ) tổ chức Tọa đàm Kết nối luật sư 2024.

Phát biểu khai mạc toạ đàm, luật sư Vũ Ánh Dương - Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch thường trực Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, tính đến năm 2023, tỷ lệ luật sư trong các vụ tranh chấp tại VIAC đạt 87,9%. 

“Đây là một con số rất lớn, điều đó cho thấy sự cẩn thận của các bên và sự chuyên nghiệp hơn của đội ngũ luật sư. Từ góc độ tổ chức điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp, VIAC khuyến khích sự tham gia của luật sư trong quy trình tố tụng trọng tài”, ông Dương phát biểu. 

Bởi lẽ, theo ông Dương, việc luật sư tham gia trong đa phần các vụ việc giúp các bên và kể cả Hội đồng Trọng tài tiết kiệm hơn về thời gian giải quyết, thúc đẩy hiệu quả các giai đoạn trong tiến trình tố tụng.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm trọng tài quốc tế với Liên đoàn luật sư các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ.

PGS-TS Trần Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Tp.HCM đánh giá cao sự phối hợp của các đơn vị trong hoạt động mang tính kết nối này. Với vai trò là cơ sở đào tạo Luật hàng đầu tại Việt Nam, ông Dũng hoan nghênh sáng kiến về chương trình. 

Vị Phó Hiệu trưởng cho rằng, chương trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của luật sư, giúp luật sư có thêm thông tin hỗ trợ cho quá trình hành nghề

Với chủ đề “Nhận diện và xử lý yếu tố xung đột lợi ích trong tố tụng trọng tài” tại tọa đàm, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM đánh giá, trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển, vai trò và vị thế của nghề luật sư trong mối tương quan với các nghề nghiệp khác không ngừng được nâng lên.

Tiếp đó, chủ đề khác được nhiều chuyên gia qua tâm là “Vấn đề kiểm soát giai đoạn đầu của quá trình tố tụng trọng tài”. 

Dưới sự điều phối của luật sư Ngô Thanh Tùng (Thành viên Công ty Luật TNHH Quốc Tế Việt Nam - VILAF), Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); luật sư Nguyễn Chính - Thành viên Công ty Luật hợp danh Nghiêm & Chính, Trọng tài viên VIAC; luật sư Lê Thành Kính – Giám đốc Công ty Luật TNHH Lê Nguyễn, Trọng tài viên VIAC và Ông Nguyễn Công Phú - Nguyên Thẩm phán – Phó Chánh tòa Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Trọng tài viên VIAC các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận thiết thực.

Theo đó, các chuyên gia đều nhất trí, luật sư là người định hướng và tư vấn cho khách hàng. Vì vậy, luật sư đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp. 

Đặc biệt, trong quá trình rà soát hồ sơ, luật sư cần lưu tâm đến một số điểm có khả năng rà soát Thẩm quyền trọng tài bao gồm: Thỏa thuận trọng tài; Ngôn ngữ trọng tài; thẩm quyền ký hồ sơ khởi kiện…

PGS-TS Trần Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM phát biểu tại toạ đàm

Ngoài ra, luật sư cũng cần có một chiến lược tố tụng rõ ràng, bao gồm việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; yêu cầu triệu tập người làm chứng… thêm vào đó, việc lồng ghép các yếu tố như hoà giải để gia tăng cơ hội cho khách hàng 

Qua chương trình, Liên Đoàn luật sư Việt Nam, Trường Đại học Luật Tp.HCM, Liên Đoàn Luật sư Tp.HCM, cùng Trung tâm Trọng tài Viac, và các đoàn Luật sư các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa, Cần Thơ đã tăng cường sự tương tác từ các chuyên gia là khách mời, qua phần thảo luận giải quyết tình huống.

Ngoài ra, chương trình còn giúp tăng tính kết nối, giao lưu học hỏi giữa các luật sư, trọng tài viên, hoà giải viên, qua đó nâng cao nghiệp vụ và trau dồi nhiều kiến thức phục vụ trong quá trình hành nghề. 

Tin nổi bật