Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹo tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh giúp tiền điện hàng tháng giảm 25%

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Nếu áp dụng những cách dưới đây, bạn có thể tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh, giúp tiền điện hàng tháng giảm 25%.

Trong tất cả các thiết bị điện trong gia đình, hầu hết sẽ chỉ hoạt động khoảng vài giờ mỗi ngày để hoàn thành nhiệm vụ của chúng. Chỉ có một số rất ít được chạy liên tục cả ngày. Một trong số đó là tủ lạnh.

Tủ lạnh có nhiệm vụ lưu trữ và bảo quản thực phẩm trong môi trường nhiệt độ thấp, từ đó giúp thực phẩm cả đã chín hay tươi sống giữ được lâu hơn. Ngoài ra vào mùa hè, chiếc tủ lạnh còn đặc biệt hữu ích trong việc cấp đá, làm mát nước cho các thành viên gia đình.

Chiếc tủ lạnh là thiết bị hoạt động liên tục 24/24 mỗi ngày

Tuy nhiên, việc hoạt động cả ngày cũng khiến thiết bị này tiêu tốn lượng điện năng không nhỏ. Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tủ lạnh là một trong 3 thiết bị âm thầm tiêu tốn nhiều điện nhất trong nhà. Vậy tủ lạnh sẽ thực sự sử dụng bao nhiêu điện năng khi được bật liên tục 24/24?

Cụ thể, trong bảng thống kê từ EVN, tủ lạnh được chia thành 3 loại chính, mỗi loại lại có lượng điện tiêu thụ trung bình khác nhau, bởi chúng có công suất khác nhau. Tốn nhiều điện nhất là những chiếc tủ lạnh lớn, khi con số biểu thị cho lượng điện tiêu thụ mỗi tháng là khoảng 50 - 75 kWh; với tủ lạnh trung bình là 30 - 45 kWh/tháng; còn với tủ lạnh mini, kích thước nhỏ là 10 - 15 kWh/tháng.

Tính theo trung bình giá điện sinh hoạt là khoảng 2.500 đồng, số tiền cao nhất gia đình phải trả cho chiếc tủ lạnh là 187.500 đồng.

Trên thực tế, đây chỉ là con số trung bình, được EVN khảo sát và tạm ước tính. Với những chiếc tủ lạnh được trang bị công nghệ mới, hiện đại hơn, có thể giúp tiết kiệm điện tốt hơn và không tiêu tốn quá nhiều điện năng.

Các chuyên gia từ các đơn vị sản xuất và phân phối cũng khuyên người dùng nên ghi nhớ và có thể thực hiện theo một số lưu ý dưới đây để giúp việc sử dụng tủ lạnh được tiết kiệm điện hơn.

Để nhiệt độ tốt nhất ở mức 7-8 độ C

Khi mua tủ lạnh, bạn cần chuẩn bị nhiệt kế và để vào ngăn cạnh của tủ lạnh. Sau khi cho thức ăn vào, bạn mới bắt đầu điều chỉnh nhiệt độ lạnh. Điều chỉnh 2-3 lần để đạt nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-8 độ C). Đây là nhiệt độ phù hợp nhất. Vận hành tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 5 độ C tiêu tốn hơn 1 kW. Nếu là tủ lạnh 2 cửa, nhiệt độ -18 độ C là đủ để đóng băng nước. Nếu sử dụng -18 độ C thay vì -22 độ, bạn có thể tiết kiệm khoảng 25% điện năng mỗi tháng.

Thêm miếng nhựa xốp vào tủ lạnh

Nếu thực phẩm cần bảo quản chỉ chiếm một không gian nhỏ, bạn có thể đặt những miếng nhựa xốp chứa đầy 1-2 ngăn buồng lạnh. Khả năng dẫn nhiệt của nhựa xốp rất kém, hầu như không hấp thụ không khí lạnh bên trong tủ. 

Làm theo phương pháp trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh sẽ giảm, giúp rút ngắn thời gian làm việc của bộ phận làm mát và tất nhiên là sẽ tiết kiệm điện.Sử dụng nylon trong suốt làm rèm

Mỗi lần mở cửa tủ lạnh để lấy thức ăn ra, không khí lạnh bên trong tủ lạnh đối lưu rất nhanh với không khí ấm bên ngoài tủ lạnh, khiến nhiệt độ bên trong tủ lạnh tăng cao, từ đó hao điện nhanh hơn. 

Bạn có thể sử dụng một miếng nhựa trong có kích thước lớn hơn cửa ngăn đông một chút để làm rèm ngăn cản sự đối lưu giữa hai luồng không khí bên trong và bên ngoài. Bằng cách này bạn vừa tiết kiệm tiền vừa bảo vệ tủ lạnh.

Tủ lạnh phải được đặt ở nơi thoáng mát

Vì nhiệt độ phòng càng cao thì nhiệt truyền vào tủ lạnh càng nhiều, nhiệt thoát ra càng chậm dẫn đến càng nhiều điện năng được tiêu thụ hơn. Cố gắng hạn chế việc mở cửa tủ lạnh. Càng mở nhiều càng tốn điện. Nếu muốn không khí lưu thông xung quanh tủ lạnh và chống ẩm, bạn có thể đặt tủ lạnh cách mặt đất trên 5 cm.

Không chất quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh

Phải có khoảng trống giữa thực phẩm trong tủ lạnh để khí lạnh có thể đối lưu, giảm thất thoát điện.

Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hoàn toàn trước khi cho vào tủ lạnh

Nếu cho vào tủ lạnh khi còn nóng, nhiệt độ của tủ sẽ tăng quá nhanh, điều này sẽ làm tăng lượng điện tiêu thụ. 

Sử dụng hộp đựng bằng kim loại thay vì hộp nhựa

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hộp nhựa chuyên dụng đựng tủ lạnh. Ưu điểm của loại hộp này là nhẹ, sạch và rẻ. Tuy nhiên do có khả năng dẫn lạnh rất kém nên thời gian làm lạnh lâu hơn. 

Nếu bạn sử dụng hộp nhôm hoặc inox thì thời gian làm lạnh sẽ rút ngắn và tiết kiệm điện.

Chọn mua tủ lạnh sáng màu vì màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn

Trên thị trường cung cấp rất nhiều các loại tủ có thể tiết kiệm điện rất tốt. Để “nhận biết” tủ lạnh tiết kiệm năng lượng, người mua phải dựa vào công nghệ mà nhà sản xuất sử dụng hoặc đặc tính vận hành của chúng. Tất cả những thông tin này đều có ngay trên bề mặt sản phẩm hoặc trên hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Bụi bám và tích tụ trên bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... ngăn cản sự trao đổi nhiệt, làm máy lạnh chậm. Bạn nên làm sạch bằng lưới lọc bụi khoảng 1 tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa bằng bàn chải và xà phòng. 

Ngoài ra, ngăn chứa nước do quá trình làm lạnh tạo ra (thường ở dưới đáy, mặt sau tủ lạnh) phải được làm đổ đi thường xuyên. Loại nước này thường chứa chất bẩn và thậm chí cả xác côn trùng chết trong nhà. Nếu nước quá đầy có thể gây tràn, chập điện hoặc rò rỉ điện mà gia chủ không hề hay biết, dẫn đến tiêu tốn nhiều điện hơn.

V.A (T/h)

Tin nổi bật