Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mê tín khiến con người hèn nhát!

(DS&PL) -

(ĐSPL) - "Mê tín đang là một trong những tệ nạn xã hội, nó khiến con người trở nên yếu hèn, mất tự tin và không sáng suốt.Mê tín khiến con người hèn nhát".

(ĐSPL) - "Mê tín đang là một trong những tệ nạn xã hội, nó khiến con người trở nên yếu hèn, mất tự tin và không sáng suốt.Mê tín khiến con người hèn nhát".

Là luật sư từng bào chữa cho nhiều bị cáo liên quan đến "án mê tín dị đoan", luật sư Võ Thị Anh Loan, đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh đã có cuộc trao đổi hữu ích về vấn đề này với PV báo Đời sống và Pháp luật.

Luật sư Võ Thị Anh Loan.

Thưa bà, có nhiều vụ án đau lòng để lại hậu quả nặng nề vì tin vào lời thầy cúng, thầy bói. Là một người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, bà có nhận xét, đánh giá thế nào về vấn đề này?

Mê tín đã gắn liền với con người qua nhiều thời kỳ lịch sử và nhiều nền văn hóa khác nhau. Mê tín có hai loại: Một là do tâm cầu mong và hai do sợ hãi. Nói về mặt tích cực thì ở một khía cạnh nào đó, nó làm cho con người có được niềm tin khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Con người chúng ta luôn mong muốn kiểm soát được trong mọi hoàn cảnh, biết được khó khăn sắp đến để cố gắng vượt qua. Nhìn thực tế tích cực thì nó như món ăn tinh thần. Nhưng con người lại không dừng ở đó, luôn muốn hơn thế và cái gì mà quá thì nó đều dẫn đến tiêu cực.

Người ta tin vào ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi... Những lối tin này không có lý luận, không đủ bằng chứng, không có lợi ích, nó làm con người mù quáng mất phương hướng. Càng khó khăn người ta lại càng tìm đến thầy cúng, bói toán để mong thoát khỏi và từ đó tạo điều kiện để những con người hành nghề này, lợi dụng niềm tin này để vụ lợi cho mình mà không cần biết đến hậu quả. Mê tín đang là một trong những tệ nạn xã hội, nó khiến con người trở nên yếu hèn, mất tự tin và không sáng suốt.

Bà cho biết quy định pháp luật với những người hành nghề mê tín dị đoan sau khi gián tiếp gây lại hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến chết người?

Những quy định của pháp luật về xử lý mê tín dị đoan - Nghị định 56/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin quy định: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá "sấm trạng" và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan. Điều 247 Bộ luật Hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan với khung hình phạt cao nhất từ ba năm đến mười năm tù giam.

Để mê tín dị đoan hoành hành như hiện nay phải chăng phần lớn là do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước?

Như tôi đã nói, mê tín nó xuyên suốt và đã thành bề dày trong đời sống tâm linh của con người, càng khó khăn người ta càng tìm đến tâm linh, mê tín. Thực tế, chúng ta không thể bài trừ hoàn toàn tệ nạn này, phải chấp nhận ở một khía cạnh và mức độ nào đó, vì nó là đời sống tinh thần của con người. Mặt khác phải có sự phối hợp chặc chẽ từ các cơ quan chức năng để quản lý được phạm vi hoạt động của những người hành nghề. Phải quản lý được bằng pháp luật, loại trừ những người hành nghề lừa đảo tận gốc. Mặt này thì hiện nay luật pháp đã quy định cụ thể nhưng thực hiện thì chưa vì không được chung sức tích cực từ quần chúng đến cơ quan chức năng. Phải được phối hợp từ địa phương và nhất là các cơ quan chức năng phải triệt để xử lý.

Theo bà, cần phải làm gì để giảm mê tín dị đoan trong nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa...

Đã có biết bao nhiêu ý kiến đề xuất từ cơ quan chức năng, cá nhân của người am hiểu và hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, ai cũng biết, vấn đề chính là thực hiện chưa được. Tệ nạn này đã ăn sâu và giống như là gien di truyền (nói theo cách vui). Vì cứ nghĩ đơn giản nhất, sống trong gia đình mê tín thì ít hay nhiều gì cũng ảnh hưởng tới thế hệ tiếp theo nên mê tín mới có bề dày đi theo lịch sử con người. Các cơ quan chức năng quy định, xử lý bài trừ nhưng mê tín cứ vẫn tiếp diễn và duy trì vì chưa xử lý triệt để, mạnh mẽ. Ý thức của con người là quan trọng, sự triệt để xử lý những người hành nghề mê tín, lừa đảo của cơ quan pháp luật là chính. Đối với vùng sâu, vùng xa thì phải tuyên truyền, mà tuyên truyền thì có vận động trực tiếp và truyền thông.

Xin cảm ơn bà!

Trần Quyết - Ong Lý

Tin nổi bật