Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Máy bay Mỹ “soi” giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết ngày 2/7, máy bay Mỹ tiếp tục xuất hiện trên khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.

(ĐSPL) - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết ngày 2/7,  máy bay Mỹ tiếp tục xuất hiện trên khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở Biển Đông.

Lockheed EP-3 là máy bay trinh sát chuyên thu thập thông tin tình báo do Hải quân Mỹ vận hành.

Theo Vietnam+, đây là lần thứ hai các tàu thực thi pháp luật Việt Nam đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa, Biển Đông, ghi nhận sự xuất hiện của máy bay Mỹ.
Cụ thể, trong ngày 2/7, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục ghi nhận máy bay EP-3 của Mỹ bay qua khu vực giàn khoan Hải Dương-981 ở độ cao khoảng 3.000m.
Trước đó, theo thông tin từ Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, từ 8 giờ 35 phút đến 10 giờ 34 phút ngày 30/6, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ tại Hoàng Sa đã phát hiện máy bay EP3 của Mỹ bay qua khu vực giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou) ở độ cao khoảng 200m.
Sau đó, từ 10 giờ 46 phút tới 12 giờ 56 phút cùng ngày, Cảnh sát biển tiếp tục phát hiện máy bay RC-135 của Mỹ bay ở độ cao 3.000m.
Theo Zing.vn, Lockheed EP-3 là máy bay trinh sát chuyên thu thập thông tin tình báo do Hải quân Mỹ vận hành. Nó là phiên bản cải tiến của máy bay trinh sát P-3 Orion mà Mỹ đang sử dụng.

EP-3 đảm trách tốt nhiệm vụ cảnh báo những mối đe dọa trực tiếp, bao quát khu vực, kiểm soát thông tin, làm nhiễu hệ thống phòng không và chống ngầm.

Máy bay trinh sát EP-3 có chiều dài 35,57 m, sải cánh 30,36 m với tải trọng cất cánh tối đa đạt 64.600 kg. Phi hành đoàn  gồm 22 người, bao gồm phi công, các chuyên gia phân tích và xử lý dữ liệu. Hệ thống tình báo của EP-3 giúp máy bay đảm trách tốt nhiệm vụ cảnh báo những mối đe dọa trực tiếp, bao quát khu vực, kiểm soát thông tin, làm nhiễu hệ thống phòng không và chống ngầm.
Không mang theo vũ khí, máy bay EP-3 có vận tốc tối đa  780 km/h, trần bay 9.150 m cùng phạm vi hoạt động 4.400 km.
Hồi tháng 4/2001, một chiếc EP-3E ARIES II của Mỹ va chạm với máy bay chiến đấu Shenyang J-8 của Trung Quốc. Sự cố nghiêm trọng khiến phi công điều khiển J-8 tử nạn. Phi cơ EP-3 hư hại nhưng vẫn hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc bắt phi hành đoàn chiếc EP-3 vì tội “sát hại phi công Trung Quốc”.
Theo Wikipedia, máy bay trinh sát Boeing RC-135 có nhiệm vụ cung cấp thông tin tình báo cho các bộ chỉ huy chiến trường và cấp quốc gia, với thông tin cập nhật liên tục và khả năng phân tích thông tin.

Máy bay trinh sát RC-135 đã tham gia tất cả các cuộc chiến từ Chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Balkan đến Chiến tranh Iraq.

 
Trong năm 2005, phi đội máy bay RC-135 được nâng cấp về các hệ thống hoa tiêu, tái trang bị động cơ Pratt & Whitney TF-33 và  CFM International CFM-56.
Có nhiệm vụ cung cấp thông tin tình báo cho Bộ chỉ huy Không quân chiến lược, phi đội máy bay trinh sát RC-135 đã tham gia tất cả các cuộc chiến từ Chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Balkan đến Chiến tranh Iraq.
Kể từ năm 1992, phi đội RC-135 trực thuộc Bộ chỉ huy tác chiến không quân, có trụ sở tại Căn cứ không quân  Offutt, Nebraska và do phi đội số 55 quản lý. Phi đội số 55 hiện có 22 chiếc RC-135 với 3 phiên bản: 3 chiếc RC-135S Cobra Ball, 2 chiếc RC-135U Combat Sent và 17 chiếc RC-135V/W Rivet Joint.
Ngày 9/8/2010, máy bay trinh sát RC-135V/W Rivet Joint kỷ niệm 20 năm hoạt động liên tục tại Bộ chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ, tính từ chiến dịch “Bão táp sa mạc”.
Trong khoảng thời gian này, phi đội RC-135V/W Rivet Joint đã tiến hành 8.000 phi vụ tác chiến, hỗ trợ cho các lực lượng không quân và lục quân trong các chiến dịch “Bão táp sa mạc”, “Lá chắn sa mạc”, “Tự do Iraq” và “Tự do vĩnh hằng”.

Tin nổi bật