Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mật mã bí ẩn khiến chuyên gia giải mật của CIA đau đầu hàng thập kỷ

(DS&PL) -

Bức tường Kryptos là mật mã đầu tiên do Jim Sanborn tạo ra, song đã làm rối trí vô số chuyên gia mật mã giàu kinh nghiệm trong hàng thập kỷ.

Bức tường Kryptos là mật mã đầu tiên do Jim Sanborn tạo ra, song đã làm rối trí vô số chuyên gia mật mã giàu kinh nghiệm trong hàng thập kỷ.

Bảng mật mã trước trụ sở của CIA. Ảnh: Getty

Cuối những năm 1980, nghệ sĩ người Mỹ Jim Sanborn được giao nhiệm vụ tạo một tác phẩm điêu khắc để đặt tại Đại bản doanh của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ở Langley (Virginia). Ý thức được sản phẩm của mình sẽ được các quan chức tình báo hàng đầu thế giới nhìn thấy mỗi ngày, người nghệ sĩ đã tạo ra một tác phẩm nghệ thuật mang đậm tính thử thách trí tuệ.

Tác phẩm này gồm một khung bằng đồng có khắc khoảng 1.700 chữ cái được sắp xếp "lộn xộn" và chia thành bốn bản mật mã khác nhau. Ngoài ra Kryptos còn bao gồm các cấu phần khác như một khúc gỗ lớn dựng đứng, một phiến đá granite màu đỏ và xanh lục, một tảng thạch anh trắng, và một hồ nước nhỏ.

Sanborn tiết lộ, tác phẩm điêu khắc chứa câu đố này trùm lên câu đố kia, sẽ chỉ có thể giải được sau khi bốn đoạn đã mã hóa được giải mã.

3 phần đầu của mật mã Kryptos được giải chỉ trong vòng 8 năm đầu sau khi được đặt tại Langley. Kể từ đó, việc giải mã gần như không có tiến triển gì. Lý do là vì 2 phần đầu khá dễ, ai có kinh nghiệp giải mã đều có thể tìm ra. Phần thứ 3 có hóc búa hơn nhưng không làm khó được nhiều người.

Trong đó, thông điệp 1, giống như một câu thơ, đại ý... “giữa bóng tối huyền ảo, ẩn chứa một sắc thái ảo giác”. Thông điệp thứ 2 nói về WW (ông Webster, cựu Giám đốc CIA những năm 90).

Thông điệp thứ 3 nói về một nhà khảo cổ học Ai Cập cổ đại có tên là Howard Carter, người phát hiện ra hầm mộ của vua Pharaoh Tutankhamon năm 1922.

Phần 4 chính là thứ mà mọi người đang chật vật và được coi là gần như không thể phá. Đoạn thông điệp  gồm 97 ký tự vẫn chưa được sáng tỏ. Mức độ phức tạp của đoạn 4 này thực sự gây đau đầu cho các chuyên gia giải mã. Tuy chỉ có 97 ký tự nhưng nó lại mang những thông tin rất quan trọng liên quan đến lĩnh vực tình báo.

Nhiều người đưa ra giả thiết cho rằng, nó có liên quan đến nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử, nhất là khi 2 tiểu thuyết bán chạy nhất là “Mật mã Da Vinci” và “Chìa khóa Solomon” của nhà văn Dan Brown được tung ra, sau đó được chuyển thể thành phim.

Toàn văn mật mã Kryptos được khắc trên tấm phù điêu.

Các chuyên gia đã thử mọi phương pháp như tìm gợi ý trong sách, đổi vị trí ký tự, mã nhị phân, hoán đổi ngôn ngữ hay thậm chí là mã Morse. Nhưng tới nay vẫn chưa ai có thể tìm ra ý nghĩa của 97 ký tự ở phần 4 của phù điêu Kryptos.

Trên thực tế, Sanborn đã hai lần bật mí về chuỗi mật mã của ông. Một vài năm trước ông đã cho biết rằng ký tự 64 đến 69 (NYPVTT) có nghĩa là “BERLIN”. Không lâu sau, ông lại tiết lộ rằng ký tự từ 70 đến 74 trong đoạn mật mã dịch ra là “CLOCK”. Nếu ghép lại, đoạn ký tự này có nghĩa là “BERLIN CLOCK” (tạm dịch: đồng hồ Berlin). Dẫu vậy, mật mã này vẫn còn rất hóc búa với tất cả mọi người.

Hiện nghệ sĩ Sanborn đã trên 70 tuổi. Nhiều người quan tâm cho rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông qua đời mà mật mã chưa được giải hoàn toàn. Ông Sanborn cho biết ông đã viết lời giải ra giấy và để trong hộp bí mật. Chiếc hộp này đã được giao cho một người đáng tin cậy để có thể xác nhận trong trường hợp ai đó phá được mật mã.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật