Mới đây, truyền thông Trung Quốc đã đăng tải câu chuyện của người đàn ông họ Lăng và thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo đó, bố của anh Lăng vừa đột ngột qua đời. Theo tập tục địa phương, người đàn ông họ Lăng đã dọn dẹp một số món đồ cũ của cha rồi mang ra bãi phế liệu vứt, trong số đó có một chiếc tủ trông khá cũ kỹ.
Kỷ vật mà người cha để lại trong chiếc tủ cũ.
Khi nhìn thấy chiếc tủ, một người công nhân đã mở ra kiểm tra lại, không khỏi sửng sốt khi phát hiện có rất nhiều tiền mặt cùng một quyển sổ tiết kiệm. Số tiền và sổ tiết kiệm này được đặt gọn vào một chiếc hộp đựng bánh quy, cất trong tủ.
Sau khi kiểm đếm, nhân viên vệ sinh phát hiện số tiền mặt được tìm thấy là 6 vạn NDT trong khi cuốn số tiết kiệm có giá trị tới hơn 10 vạn NDT, tổng số tiền rơi vào khoảng 560 triệu đồng.
Không chút tham lam, người lao công này vội báo cho quản lý và công an để tìm người đánh mất rồi trả lại. Kết quả, anh Lăng đã nhận lại được số tiền trong sự xúc động, bất ngờ.
Có thể nói, hành động của người nhân viên đó như “liều thuốc tinh thần” an ủi họ trước nỗi mất mát to lớn. Cũng theo anh Lăng, bố anh mất quá đột ngột nên không kịp căn dặn gì con cháu. Thẻ lương người bố quá cố cùng một số tiền mặt trước đó cũng đã được tìm thấy. Mọi người trong nhà không nghĩ ông còn cất một khoản tiền khác.
Trước đó vào năm 2013, một cặp vợ chồng tên George và Betty Davis cũng đã tìm thấy kho báu của người cha quá cố khi đang lau dọn căn gác mái nhà của cha mình ở ngoại ô thành phố New York (Mỹ).
Kỷ vật được người cha ở Mỹ cất giấu trên gác mái.
Họ tò mò mở chiếc hộp ra xem thì nhìn thấy một bức tượng sơn màu đặt ngay ngắn ở bên trong. Bức tượng trông có vẻ cũ và cũng không có gì đặc biệt nên cặp vợ chồng cũng không quan tâm lắm.
Sau đó, họ đã quyết định nhờ đến một chuyên gia đồ cổ phân tích và bất ngờ khi biết được rằng bức tượng đó đã được vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga Nicholas II đặt làm quà tặng vợ mình, Hoàng hậu Alexandra Feodorovna, vào năm 1912, chỉ vài năm trước khi cách mạng diễn ra lật đổ Sa hoàng.
Bức tượng do bậc thầy kim hoàn Faberge nổi tiếng người Nga chế tác, mô tả hình ảnh người lính tên Nikolai Nikolaievich Pustynnikov, cận vệ trung thành của Hoàng hậu nước Nga lúc bấy giờ.
Được biết, bức tượng này là một trong số 50 bức tượng nhân vật lịch sử do Faberge làm ra nên rất quý hiếm. Một hóa đơn bán hàng cho thấy bức tượng đã được Armand Hammer mua lại. Sau đó vào tháng 12 năm 1934, món đồ cổ được bán tại Phòng trưng bày Hammer ở Manhattan cho ông Davis với giá 2.250 USD (tương đương hơn 52 triệu đồng theo tỷ giá hiện nay).
Theo Register Star, kể từ sau khi bức tượng được bán cho ông Davis, người ta không còn được nhìn thấy nó nữa. Hóa ra, người đàn ông này vẫn cất giấu bức tượng trên tầng gác mái nhà mình, cả đến khi hấp hối con cháu cũng không được biết. Nếu George và Betty Davis không dọn dẹp gác mái thì có lẽ người ta vẫn chưa được biết tung tích của bức tượng quý.
Trước phiên đấu giá diễn ra vào năm 2013, các chuyên gia đã dự đoán giá trị của bức tượng là khoảng 80.000 USD (18,5 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại). Tuy nhiên, chỉ một cuộc đấu giá kéo dài 15 phút, nó đã được bán với giá cao hơn gấp 6 lần. Cuối cùng cặp đôi George và Betty đã thu về 5,2 triệu USD (tương đương 120 tỷ đồng). Công ty kim hoàn Wartski có trụ sở tại London, đơn vị chiến thắng cuối cùng của phiên đấu giá, đã trả 6 triệu USD sau khi tính cả tiền "hoa hồng".