Trong dân gian, nhiều người vẫn nghĩ lễ Vu Lan và cúng Cô hồn chỉ là một mà chưa hiểu đây là hai lễ cúng khác nhau. Ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch) được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan. Rằm tháng 7 cũng là ngày “Xá tội vong nhân” tức lễ cúng Cô hồn.
Nhìn mẹ thân hình tiều tụy, đói không được ăn, khát không được uống, Mục Liên vận dụng phép thần thông đến với mẹ và dâng cơm cho mẹ ăn. Nhưng ác nghiệt làm sao, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành lửa. Không có cách nào khác, Mục Liên trở về bạch chuyện Ðức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.
Mâm cúng Lễ Vu Lan và Lễ Cô hồn khác nhau như thế nào?
Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông phải sinh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Phật dạy, một mình Mục Liên thì vô phương cứu mẹ mà phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp nơi, đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi mới được.
Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay… dâng cúng các vị chư tăng. Vào đúng dịp Rằm tháng 7, lập trai đàn để cầu nguyện.
Trước khi thọ thực, các vị chư tăng sẽ chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát… Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sinh về cảnh giới lành.
Theo thông tin được đăng trên Tạp chí Công thương, cúng Lễ Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên được thực hiện theo các khóa lễ sau: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.
Mâm cúng Lễ Vu Lan và Lễ Cô hồn khác nhau như thế nào?
Mâm cúng Phật: sẽ gồm các loại hoa quả, đồ chay.
Mâm cúng thần linh, gia tiên: thường là mâm cúng mặn, gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã. Nhiều gia đình còn dâng cúng những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy như quần áo, giày dép...
Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành cúng Cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.
Việc cúng Cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).
Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó.
Mâm cúng Lễ Vu Lan và Lễ Cô hồn khác nhau như thế nào?
Mâm cúng chúng sinh: Muối, gạo (1 đĩa); Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt; 12 cục đường thẻ; Quần áo chúng sinh bằng giấy với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), Tiền thật (tiền lẻ với mệnh giá nhỏ) và vàng mã; Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm); Bánh, kẹo; Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc; Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc); Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
Lưu ý: khi cúng cô hồn không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bên cạnh mâm lễ để cúng cô hồn, nên chuẩn bị thêm cả ít lươn, cua, cá,... để làm lễ phóng sinh. Việc này không bắt buộc nhưng nên làm.
Theo quan niệm, những người nhiều nghiệp sẽ bị đầy làm súc sinh. Làm lễ phóng sinh cũng như tích phước, giải phóng cho những con vật đó khỏi khổ ải.
Điểm khác biệt giữa lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn
Tạp chí Chất lượng Việt Nam cho biết, Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm vừa được gọi là ngày Lễ Vu Lan báo hiếu lại vừa được gọi là ngày Lễ cúng Cô hồn hoặc còn gọi là ngày xá tội vong nhân. Tuy nhiên, hai lễ cúng này là hoàn toàn khác nhau.
Lễ Vu Lan với ý nghĩa là cầu siêu cho Tổ tiên, ông bà và cha mẹ bảy đời, Lễ cúng Cô hồn là để bố thí cho những vong hồn không nơi nương tựa, không ai thờ cúng. Một Lễ là báo hiếu, một Lễ là làm phúc. Do hai Lễ cúng này trùng trong ngày rằm tháng 7, nên nhiều người đã lầm tưởng rằng đó là một.
Theo tín ngưỡng cổ truyền, vào dịp tháng 7 hàng năm, (từ ngày 2/7 âm lịch), Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc. Khoảng thời gian này là các ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian.
Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.
Như Quỳnh (T/h)