Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mách bạn cách bảo quản bánh kẹo trong Tết không bị chảy nước...áp dụng ngay!

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Bánh kẹo, mứt là những đồ ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Chính vì vậy, việc bảo quản loại thực phẩm này cũng là vấn đề nhiều gia đình quan tâm.

Bánh kẹo, mứt là những loại thực phẩm rất dễ bị chảy nước. Hãy tham khảo bài viết bên dưới để biết một số cách bảo quản bánh kẹo – mứt trong gia đình.

Bảo quản trong hộp kín

Đây là cách bảo quản đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được. Bạn hãy dùng hộp thực phẩm, hũ, lọ hoặc túi nilong kín bỏ bánh kẹo mứt vào để tránh xa lũ côn trùng. Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ lượng bánh mứt ra các hũ hoặc túi để khi lấy ra dùng sẽ tiện hơn và tránh tiếp xúc nhiều với không khí sẽ khiến bánh kẹo bị chảy nước.

Ảnh minh họa.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Ngoài việc đựng trong những hộp hay túi kín thì môi trường để bảo quản bánh mứt cũng vô cùng quan trọng.

Giữ kín trong hộp là điều kiện cần và điều kiện đủ để bảo quản chính là để bánh kẹo - mứt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để ở nơi trực tiếp có ánh nắng chiếu vào hoặc nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng.

Bạn không nên để bánh trong ngăn mát tủ lạnh, sẽ làm mềm bánh và chảy nước, bạn chỉ cần để hộp bánh ở nhiệt độ bình thường và đậy kín là có thể bảo quản được trong suốt thời gian dài.

Với những hộp bánh kẹo-mứt chưa dử dụng cần được cất vào trong tủ kín, môi trường khô ráo, tránh ở nhiệt độ quá nóng như ở nhà bếp. Bạn cần đảm bảo khu vực bảo quản không bị ám mùi bởi các loại thực phẩm dự trữ khác.

Chế biến lại nếu muốn sử dụng sau Tết

Các loại mứt ô mai thường không để được lâu. Ngoài việc bảo quản trong hộp kín, trong ngăn mát tủ lạnh bạn cũng có thể chế biến lại các loại mứt và ô mai.

Ảnh minh họa.

Với các loại mứt dẻo như mứt tắc, chà là, sấu,.. bạn nên sên lại mứt bằng cách nấu đường tan chảy sền sệt, cho mứt vào rồi rưới nước đường lên trên, để nguội. bằng cách này thì mứt của bạn được bọc thêm một lớp đường mới bên ngoài sau đó cho vào hủ kín, như vậy ta có thể bảo quản mứt từ 2 đến 3 tháng.

Với ô mai thì cách tốt nhất đựng ô mai trong lọ/hộp kín, ăn đến đâu lấy đến đó rồi lại đậy chặt lại. Còn bảo quản không nên để chỗ có ánh nắng, không để gần bếp hoặc nơi có nguồn nhiệt, không để dưới đất, không để trong tủ lạnh, nên để trên bàn hoặc kệ là nơi thoáng mát.

Ngoài những món ăn vặt, vào những ngày Tết, các món ăn cũng cần những lưu ý trong cách bảo quản để gia đình có thể sử dụng được lâu và an toàn hơn.

Giò chả: Để bảo quản cần bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ nhớt. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại.

Ảnh minh họa.

Thịt đông: Nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.

Dưa hành, củ kiệu: Khi cắt gốc, nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.

Măng khô: Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch.

Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần, cứ 2 - 3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 - 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật