Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lý giải việc Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước nhưng hàng trăm năm không ai dám uống 1 giọt

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Dù nhìn bên ngoài nguồn nước giếng Tử Cấm Thành (Trung Quốc) vẫn khá trong và ngọt nhưng người trong cung tuyệt đối không bao giờ sử dụng mà chỉ dùng nước được vận chuyển từ suối trên núi Ngọc Tuyền nằm ở rất xa.

Cố Cung hay Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là hoàng cung suốt 2 triều đại nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc. Nơi đây có diện tích lên đến 720 ngàn mét vuông và tương truyền có gần 10 ngàn căn phòng. Với quy mô nguy nga, hoành tráng, ở Tử Cấm Thành dường như có tất cả mọi thứ và vẫn còn ẩn chứa biết bao bí ẩn lịch sử để hậu thế khám phá.

Người ta đã đếm được tổng cộng ở trong Cố Cung có hơn 70 chiếc giếng. Là nơi ở của hàng ngàn con người suốt 24 đời vua, việc đào giếng trong cung để lấy nguồn nước ăn uống, sinh hoạt không có gì là lạ. Thế nhưng, điểm dị thường là ở chỗ những chiếc giếng này chỉ thực sự được sử dụng vào thời gian đầu cung điện đi vào hoạt động mà thôi. Khoảng 500 năm cuối cùng của thời đại phong kiến, sử sách và các chuyên gia sử học đều cho rằng người trong cung tuyệt nhiên không còn dám dùng nước giếng Tử Cấm Thành nữa.

Một chiếc giếng trong Tử Cấm Thành.

Dù nhìn bên ngoài nguồn nước giếng Tử Cấm Thành vẫn khá trong và ngọt, nhưng nhà vua tuyệt đối không bao giờ đụng vào thứ nước này. Ngay cả các cung nữ, thái giám nhỏ bé trong cung cũng hạn chế tối đa việc phải dùng nước giếng. Hằng ngày, nguồn nước sinh hoạt cho cả hoàng cung được vận chuyển từ suối trên núi Ngọc Tuyền nằm ở rất xa, cách Tử Cấm Thành hơn 20km. Lượng nước mỗi người được nhận cũng được phân chia tùy theo cấp bậc, địa vị, ví dụ phi tần thì được 40 can nước, thái giám thì chỉ được 2 can mà thôi.

Vậy tại sao người xưa lại phải "tự làm khó mình" như vậy? Lý do không quá phức tạp nhưng lại rùng mình, đó là tất cả mọi người đều sợ hãi nước giếng đã bị tẩm độc. Theo ghi chép, vào thời nhà Minh, Vạn Quý phi - sủng phi của Minh Hiển Tông đã hạ độc xuống giếng để ổn định địa vị của mình trong cung. Những vị phi tần trong hậu cung đã uống phải nước giếng sau đó người thì vô sinh, người đang mang thai bỗng nhiên bị sảy.

Trong Tử Cấm Thành có rất nhiều giếng nước.

Sau sự việc này, hoàng đế và các quan đại thần cho rằng việc uống nước giếng đã không còn an toàn. Thời xa xưa, các giếng nước được thông với nhau dưới lòng đất. Nếu có người ác ý hạ độc vào một miệng giếng này thì rất có thể cả hệ thống cũng bị lây nhiễm. Vậy nên dù có hơn 70 chiếc giếng thì cũng không chỗ nào là an toàn.

Bên cạnh đó, cũng có một lý do khác khiến nguồn nước tại Tử Cấm Thành không được sử dụng là bởi nó không an toàn. Lịch sử cho thấy rằng các cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hoàng tử và công chúa, phi tần hậu cung, hoàng tử và bộ hạ chưa bao giờ dừng lại trong hoàng cung nội điện.

Trong các cuộc chiến dù là công khai hay bí mật đó thì các giếng nước là nơi có thể xử lý thi thể nhanh và kín đáo nhất.

Giếng nước nơi Từ Hi Thái hậu sai người xử tử Trân Phi.

XEM THÊM: Hai sắc thái trái ngược của Phương Anh Đào và Tuấn Trần trên Teaser Poster phim điện ảnh Mai

Có thể kể đến Trân Phi, một phi tần được hoàng đế Quang Tự của nhà Thanh hết mực sủng ái. Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó mà Trân Phi rất lộng quyền, ngang nhiên mua chức bán quyền trong triều. Tuy nhiên, trong triều còn có một nhân vật đầy quyền uy, sẽ không để cho Trân phi làm càn làm bậy, đó là Từ Hi Thái hậu.

Khi Liên quân 8 nước phương Tây đánh vào Bắc Kinh, hoàng gia nhà Thanh phải đi đến Tây An lánh nạn, Trân Phi khi đó 25 tuổi, đã bị Từ Hi Thái hậu sai người ném xuống giếng.

Phương Linh (T/h)

Tin nổi bật