Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lý giải việc "rồng lửa" S-300 của Syria chưa bắn hạ tiêm kích Israel dù "thừa sức"

(DS&PL) -

Các chuyên gia cho rằng dàn S-300 tại Syria không được thiết lập thành mạng lưới thống nhất với mật độ cần thiết. Khi đứng riêng lẻ, chúng rất dễ bị tiêu diệt

Các chuyên gia cho rằng dàn S-300 tại Syria không được thiết lập thành mạng lưới thống nhất với mật độ cần thiết. Khi đứng riêng lẻ, chúng rất dễ bị tiêu diệt. 

Không quân Israel liên tục thực hiện các vụ oanh kích bên trong lãnh thổ Syria. Ảnh: AMN

Trong vòng 1 tuần qua đã ghi nhận ít nhất 3 vụ tấn công dữ dội do máy bay chiến đấu của Không quân Israel thực hiện nhằm vào các mục tiêu của Quân đội Iran trong lãnh thổ Syria. Những trận ném bom của Không quân Israel đã gây thiệt hại không chỉ cho Iran mà còn cả nước chủ nhà Syria, khi cơ sở hạ tầng, vũ khí và nhân lực của họ đều phải chịu tổn thất.

Mặc dù bị Israel "đánh vỗ mặt" nhưng thật đáng ngạc nhiên là Quân đội Syria vẫn giữ thái độ "cam chịu" đến lạ lùng, họ chỉ tập trung bắn hạ bom và tên lửa mà tiêm kích Israel phóng đi chứ không hề giáng trả trực tiếp vào phương tiện.

Trong tay Quân đội chính phủ Syria hiện đã có đầy đủ phương tiện cho phép họ đưa ra hành động đáp trả mạnh mẽ hơn, đó chính là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PM mà Nga cung cấp. Tuy nhiên hệ thống S-300 của Syria vẫn hoàn toàn im lặng.

Vậy nguyên nhân là do S-300 bất lực hay còn nguyên nhân khác? Điều này đã được hai chuyên gia quân sự Nga Roman Skomorokhov và Aleksandr Staver giải thích trên Tạp chí "Bình luận quân sự".

Hai chuyên gia quân sự Nga cho rằng nếu S-300 khai hỏa, cơ hội sống sót của các tiêm kích F-15 và F-16 Israel trước tên lửa đánh chặn 48N6 nói một cách thẳng thắn là "hơi ít".

Thế thì tại sao hệ thống phòng không Syria lại chưa “tóm sống” và bắn hạ máy bay chiến đấu Israel ở vùng biển quốc tế, ví dụ như trên lãnh thổ Lebanon chẳng hạn?

Nga đã hoàn tất việc chuyển giao hệ thống phòng thủ S-300 cho Syria. Ảnh: Sputnik

Nếu xét về mặt kỹ thuật đã chẳng bị vướng mắc thì vấn đề lại nằm ở chỗ cái gì sẽ xảy ra tiếp theo (sau khi S-300 Syria bắn hạ máy bay Israel), liệu kịch bản sẽ diễn ra như những gì mà Israel đã thể hiện trong ngày 21/1?

Theo ý kiến của các chuyên gia Nga, nếu như Quân đội Syria bắn rơi máy bay chiến đấu của Israel thì khi đó theo đúng học thuyết quân sự của mình, Israel sẽ buộc phải tiến hành đòn tấn công trả đũa.

Trong trường hợp Không quân Israel cho cất cánh cùng lúc toàn bộ lực lượng tiêm kích của mình (khoảng 400 máy bay F-15 và F-16) thì rõ ràng phòng không Syria sẽ bị quá tải và chẳng thể nào xử lý nổi.

Theo ước tính, hệ thống S-300 chỉ có thể bắn hạ tối đa 50 tiêm kích Israel, những tổ hợp còn lại trong trường hợp phát huy hết hiệu suất lý tưởng cũng chỉ có thể hạ cùng lắm 100 chiếc khác.

Vậy số chiến đấu cơ còn lại sẽ ra sao, chưa kể Israel chắc chắn còn thực hiện đòn trả đũa bằng tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm lẫn tên lửa đạn đạo tầm xa.

Ngoài ra căn cứ vào tình hình thực tiễn, con số máy bay chiến đấu Israel có thể bị phòng không Syria bắn hạ chắc chắn thấp hơn rất nhiều so với những gì mà các chuyên gia quân sự Nga đưa ra.

Trong trường hợp đó, Quân đội Syria bao gồm toàn bộ lực lượng phòng không và có thể cả những quân binh chủng khác rất dễ bị Israel quét sạch như những gì họ làm trong "cuộc chiến 6 ngày".

Với những lý do trên, có lẽ khó mà xảy ra kịch bản một trận đối đầu sòng phẳng giữa hệ thống tên lửa phòng không S-300PM trong tay Quân đội Syria với tiêm kích Israel như từng dự đoán.

Trước đó, vào tháng 10/2017, hệ thống phòng thủ S-300 đầu tiên đã được chuyển giao cho Syria theo thỏa thuận với Liên bang Nga.

Quân đội Nga đã chuyển giao hệ thống S-300 nhằm đáp trả vụ máy bay IL-20 của không quân Nga bị bắn nhầm trong cuộc không kích của Israel trên bờ biển Syria.

Bộ Quốc phòng Nga đã đổ lỗi cho Israel trong việc lấy máy bay IL-20 làm "lá chắn" trong cuộc tấn công vào ngoại ô Latakia hồi tháng 9.

NGUYỄN QUỲNH  (T/h)

Tin nổi bật