Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga phóng thất bại "rồng lửa" S-300 khiến Syria "lạnh sống lưng"

(DS&PL) -

Trên các trang mạng xã hội của Nga mới đây đã xuất hiện những hình ảnh về một vụ thử nghiệm tên lửa thất bại của lực lượng vũ trang nước này.

Trên các trang mạng xã hội của Nga mới đây đã xuất hiện những hình ảnh về một vụ thử nghiệm tên lửa thất bại của lực lượng vũ trang nước này.

[presscloud]6103[/presscloud]

Sự việc xảy ra vào ngày 10/12, tại điểm nghiên cứu và phóng tên lửa mang tên Kapustin Yar ở vùng Astrakhan, gần thị trấn Znamensk. Đây là khu vực mà Quân đội Nga thường xuyên tổ chức diễn tập không chỉ tên lửa phòng không mà cả các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình khác.

Theo những hình ảnh tại hiện trường, sau khi được phóng tên bằng phương pháp phóng lạnh, quả đạn vẫn khởi động động cơ chính một cách bình thường.

Nhưng rất nhanh sau đó, quả đạn đã mất lực đẩy, dường như đã bị nổ động cơ trên không, rơi xuống đất và tạo nên một đám cháy lớn.

Quả tên lửa xuất hiện trong video chưa rõ chủng loại nhưng theo các nhân chứng thì đây là đạn của tổ hợp phòng không S-300.

Hiện nay vẫn chưa có thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga về nguyên nhân tai nạn cũng như có hay không thương vong của các nhân viên dưới mặt đất. Mặc dù vậy có thể dễ dàng nhận thấy rằng đám cháy do lượng nhiên liệu tồn dư cùng đầu đạn là rất lớn.

Được biết thời hạn bảo quản đạn tên lửa S-300 trong ống phóng theo tiêu chuẩn là 10 năm, tuy nhiên đây chỉ là con số tương đối. Tên lửa vẫn cần được kiểm tra tình trạng kỹ thuật trước khi bắn, nhất là khi Nga còn tồn dư rất nhiều tên lửa loại này trong các kho dự trữ.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga. Ảnh: Sputnik

Thuật "phóng lạnh - cold launch" được áp dụng trên tên lửa thuộc hệ thống phòng không tầm xa  S-300 tức là đạn được "đẩy" ra khỏi ống phóng dưới tác dụng của khí nén, sau khi lên tới độ cao an toàn, tên lửa sẽ có thiết bị chuyên dụng giúp nó hướng về phía mục tiêu dự định trước khi tầng đầu tiên của động cơ chính kích hoạt bắt đầu hành trình tiếp cận đối phương.

Kiểu phóng này có ưu điểm là không đòi hỏi vật liệu chế tạo ống phóng phải chịu được nhiệt độ cao của động cơ tên lửa. Đạn đánh chặn sẽ đạt được tốc độ rất nhanh ngay khi động cơ chính kích hoạt.

Nhưng thuật phóng lạnh cũng có nhược điểm là nếu động cơ chính gặp sự cố và không hoạt động, tên lửa có thể rơi xuống xe phóng và phát nổ.

Trong cuộc tập trận diễn ra vào tháng 9/2000, một tên lửa 48N6 sau khi được đẩy ra khỏi ống phóng đã không thể kích hoạt động cơ, kết quả là nó rơi xuống đè bẹp ống phóng, rất may quả đạn đã không phát nổ.

Tuy nhiên vụ việc xảy ra tại trường bắn Ashuluk thuộc vùng Asktrakhan hồi năm 2015 thì lại không được may mắn như trên, lỗi tương tự cũng xảy ra với quả đạn khi động cơ chính không kích hoạt, có điều kíp bắn đạn thật này đã gặp xui xẻo lớn khi tên lửa phát nổ ngay sau khi tiếp đất và phá hủy hoàn toàn xe phóng.

[presscloud]6102[/presscloud]

Cận cảnh vụ phóng thất bại xảy ra năm 2015

Những vụ tai nạn trên của Nga, đặc biệt là sự cố mới nhất (hôm 10/12) chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần kíp trắc thủ S-300 của Syria, khi mà bộ khí tài S-300PM của họ là sản phẩm được rút ra từ Quân đội Nga khi chúng đã bị loại biên.

Phía Nga tuyên bố rằng đã nâng cấp S-300PM của Syria lên sánh ngang S-300PMU-2 nhưng đó là về các thiết bị điện tử và thông tin liên lạc, còn đạn tên lửa đánh chặn đa phần vẫn là loại đã cũ.

Quân đội Syria sẽ cần một buổi kiểm tra bắn đạn thật ngoài thực địa sau khi hoàn tất công tác huấn luyện làm chủ các bộ khí tài S-300 mà Nga chuyển giao mới có thể xác định chính xác tình trạng kỹ thuật của chúng.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật