Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ lý do Ukraine rút “báo hoa mai” Đức vốn dùng cho tấn công về phòng thủ

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Lực lượng Ukraine phòng thủ thời gian gần đây đã triển khai xe tăng Leopard 2 như pháo tầm xa ở các công sự phòng thủ miền Đông thay vì làm mũi nhọn xung kích như trước đó.

Hãng tin AFP thông tin, kể từ khi bắt đầu chiến dịch phản công lớn hồi đầu tháng 6, Ukraine tiếp nhận hàng loạt xe tăng chủ lực Leopard 2 làm mũi nhọn xung kích nhằm đẩy lùi lực lượng Nga. Tuy nhiên, Kiev hiện đã thay đổi chiến thuật, huy động những chiếc xe tăng có giá khoảng 10 triệu USD này tham gia nhiệm vụ phòng ngự.

Đại đội phó thuộc lữ đoàn cơ giới số 21 (quân đội Ukraine) Ruslan cho biết biến thể Leopard 2A5 của Thụy Điển là Strv 122 đang được dùng như pháo tầm xa để tấn công đội hình hoặc kho đạn Nga thay vì dẫn dắt các mũi tiến công. "Xe tăng không được dùng theo cách giống như trong đợt phản công", người này nói.

Xe tăng chủ lực Leopard 2 lùi về tuyến phòng thủ của Ukraine. Ảnh: AFP

Đại đội phó Ruslan nhận xét Leopard 2 "rất hiệu quả nhưng cần nhiều hơn thế để thực hiện các đợt tấn công quy mô lớn". Theo Ruslan, quân đội Ukraine sẽ cần tới 150 chiếc Leopard 2 để đạt được tiến bộ trên chiến trường. Ruslan cũng khen ngợi Leopard 2 về hỏa lực, tính cơ động và giáp của mẫu xe tăng này.

Đề cập tới cách Ukraine sử dụng xe tăng Leopard 2 để phòng thủ, tờ Bild của Đức đăng bài viết có tựa đề "chúng không được thiết kế để làm điều này". "Ukraine đang sử dụng xe tăng Leopard 2A6 mà Đức viện trợ để ngăn Nga mở rộng vùng kiểm soát ở phía đông, thay vì giành lại lãnh thổ ở phía nam", bài viết có đoạn.

Leopard 2A6 tỏ ra phù hợp với chiến thuật "bắn rồi chạy" do nó cơ động nhanh và quan trọng hơn là xe tăng được trang bị hộp số đặc biệt, cho phép xe đạt tốc độ tới 30km/h khi lùi. Tuy nhiên, khi làm nhiệm vụ xuyên phá phòng tuyến của Nga như đầu chiến dịch phản công, Leopard không thể hiện được nhiều trước bãi mìn và "mưa hỏa lực" từ đối phương, nhiều nhiều chiếc Leopard thậm chí đã bị phá hủy khi tiến hành tấn công.

Đưa xe tăng giữ phòng tuyến đang thành xu hướng tại Ukraine, khi các quan chức và chỉ huy quân đội nước này nhấn mạnh phải cố thủ để ngăn đà tiến của Nga. "Xây dựng công sự là trọng tâm của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov khẳng định.

Trước đó, chiến thuật sử dụng xe tăng làm phương tiện yểm trợ hỏa lực thay vì đột kích vào phòng tuyến đối phương đã được Nga áp dụng với T-55 và T-62 -những mẫu xe tăng có tuổi đời hơn 60 năm, biến chúng thành các "bệ pháo di động" trên chiến trường.

Phương Uyên (T/h)

Tin nổi bật