Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Luật sư VietinBank đề nghị xem xét trách nhiệm các ngân hàng khác

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ngày 30/12, các luật sư tham gia tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm xét xử Huyền Như và đồng phạm tiếp tục đối đáp với quan điểm của VKS và luật sư giữa các bên

(ĐSPL) - Ngày 30/12, các luật sư tham gia tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm xét xử Huyền Như và đồng phạm tiếp tục đối đáp với quan điểm của Viện Kiểm sát (VKS) và giữa luật sư các bên.

Theo đó, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho VietinBank tiếp tục đưa ra luận cứ phản bác đề nghị của VKS về việc ngân hàng này phải bồi thường thay cho Huyền Như. Đặc biệt, các luật sư cũng tiếp tục đề nghị khởi tố vụ án hình sự liên quan đến các ngân hàng khác trong vụ án.

Luật sư Nguyễn Văn Trung cho rằng: Luật sư bảo vệ quyền lợi cho ACB đã liệt kê ra các sai phạm của VietinBank (theo cách hiểu của luật sư) và luôn viện dẫn luật dân sự để chứng minh và đòi quyền lợi của mình. Trên thực tế, đây lại là vụ án hình sự nên cần phải tuân thủ pháp luật về hình sự.

Luật sư Trung cũng nhấn mạnh: Luật sư của ACB nói rằng ACB đã uỷ thác cho nhân viên gửi tiền tại nhiều ngân hàng và thu lợi rất lớn. Đây lại là vấn đề cần xem xét, xác định xem ACB đã gửi ở những ngân hàng nào, thu lợi bất chính bao nhiêu. Nếu xác định rõ là thu lời bất chính thì cần sung công quỹ.

Đối với quan điểm của VKS, ông Trung viện dẫn: Chính VKS cũng xác định hành vi trước là tiền đề cho hành vi sau. Song khi lập luận và đưa ra quan điểm thì VKS chưa chú trọng đến việc các công ty mở tài khoản làm gì, sử dụng tài khoản thế nào và sao lại phó thác cho Huyền Như. Khi phân tích hành vi của 5 nguyên đơn dân sự, VKS chỉ tập trung phân tích sâu về mặt hình thức, thủ tục mở tài khoản, về tiền đã chuyển vào tài khoản… để quy trách nhiệm cho VietinBank. VKS đã không quan tâm đến hành vi, giao dịch bất hợp pháp trước khi mở tài khoản, để xác định rõ mục đích của họ mở tài khoản để làm gì, nguồn tiền từ đâu chuyển vào tài khoản, đã sử dụng tài khoản như thế nào và tại sao họ lại bỏ mặc cho Như sử dụng tài khoản.

Huyền Như tại tòa. Ảnh Tuổi trẻ. 

Ở đây có một thực tế là các nguyên đơn dân sự không biết hợp đồng giả là vì đã tin vào Huyền Như. Sở dĩ họ tin vì họ đã nhận được lãi suất trong và ngoài hợp đồng. Điều này dẫn đến việc ký hợp đồng tại VietinBank Chi nhánh Nhà Bè nhưng lại chuyển tiền vào tài khoản thanh toán ở VietinBank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Họ giao cho Như chuyển tiền, không cần biết tiền chuyển ra vào như thế nào nên đã bị Như lừa đảo.

Ông Trung đặt vấn đề: VKS cho rằng hồ sơ vụ án từ giai đoạn điều tra đến nay khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều xác định rõ chỉ có Công ty Chứng khoán Phương Đông (ORS), Công ty An Lộc và Công ty SBB, Công ty Toàn Cầu là đơn vị bị thiệt hại trong vụ án này với tư cách là nguyên đơn dân sự. Các ngân hàng liên quan trên không bị thiệt hại và họ là những pháp nhân độc lập, không liên quan đến trách nhiệm của họ trong phạm vi phúc thẩm nên không có cơ sở để xem xét.

Luật sư Trung nói tại tòa rằng: Qua kết luận điều tra và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm cũng như phúc thẩm cho thấy rất rõ. Điểm khác chỉ ở chỗ Navibank và ACB ủy thác cho nhân viên của mình đi gửi tiền, còn các ngân hàng khác ủy thác cho nhóm công ty. Còn nguồn tiền vẫn là của hai ngân hàng này. Hành vi của các ngân hàng đó đã được Ngân hàng Nhà nước có công văn nêu rõ sai phạm. Chính vì thế nên cơ quan điều tra đã có đề nghị tách ra để xử lý.

Video tham khảo:

Siêu Lừa Huyền Như lãnh án chung thân, Vietinbank không phải bồi thường

Cũng tại phiên tòa, Luật sư Trương Xuân Tám nêu rõ quan điểm về quan hệ của Huyền Như và ORS. Luật sư này khẳng định là quan hệ cá nhân của Huyền Như. ORS không có quan hệ trước với VietinBank, điều này được thể hiện qua lời khai của các bị cáo trong vụ án và trong hồ sơ.  Ông Tám cũng nêu việc VKS cho rằng do VietinBank buông lỏng quản lý, nhưng thực tế không phải như vậy. VietinBank có hệ thống kiểm tra kiểm soát chặt chẽ. Chính vì thế VKS đã không chỉ ra được lỏng lẻo ở chỗ nào. Liên quan đến nội dung này, Luật sư Nguyễn Thị Bắc nhấn mạnh: VKS cho rằng sự lỏng lẻo, tắc trách của VietinBank là nguyên nhân mất tiền, song đã quên rằng tất cả những người gửi tiền đều mắc bẫy lãi suất. Thực tế, đây chính là sai sót của các đơn vị như SBBS hay nhân viên ACB khi ham lãi suất mà mắc bẫy của Như để rồi bị lừa đảo.

Việc bị chiếm đoạt tiền chính là hành vi lỗi đầu tiên của chủ tài khoản muốn trục lợi cá nhân nên bị Như dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Đối với ý kiến của luật sư Công ty ORS, ông Tám cho rằng việc thay đổi kháng cáo là không hợp lệ vì có thể thay đổi kháng cáo nhưng không được theo hướng bất lợi. Trong đơn kháng cáo của ORS không yêu cầu VietinBank bồi thường; thế nhưng tại toà lại yêu cầu bồi thường là không phù hợp. Vì thế, ông Tám đề nghị HĐXX bác đề nghị của VKS và VietinBank không có trách nhiệm phải bồi thường.

Tin nổi bật