Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Luật sư “mổ xẻ” kết luận điều tra mới vụ xe Innova đi lùi trên cao tốc ở Thái Nguyên

(DS&PL) -

Công an thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) vừa ban hành kết luận điều tra mới vụ xe container tông xe Innova đi lùi trên cao tốc làm 4 người tử vong.

Công an thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) vừa ban hành kết luận điều tra mới vụ xe container tông xe Innova đi lùi trên cao tốc làm 4 người tử vong. Luật sư cho rằng, cơ quan điều tra vẫn chưa làm rõ được toàn bộ các nội dung của vụ án.

Hiện trường vụ container đâm Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Ảnh: Vietnamnet

Nội dung kết luận điều tra mới

Mới đây, cơ quan CSĐT Công an thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã ban hành kết luận điều tra vụ án xe container đâm Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Tại các phiên xử trước đó, tài xế Lê Ngọc Hoàng (SN 1985, quê Thái Bình) bị tuyên phạt 8 năm tù sau đó giảm xuống còn 6 năm tù giam.

Song vụ án đã được Ủy ban Thẩm phán của TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm và đã chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm, tuyên hủy 2 bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm của 2 cấp tòa ở Thái Nguyên để trả hồ sơ, điều tra lại.

Kết luận điều tra mới đây nhất một lần nữa tái khẳng định: Ngày 19/11/2016, Ngô Văn Sơn (SN 1978, quê Bắc Ninh) điều khiển xe ô tô nhãn hiệu Toyota- Innova, biển số 99A-142.53 (xe 8 chỗ ngồi) chở tất cả 10 người trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên đã lùi xe về hướng Hà Nội nhằm đi ra nút giao Yên Bình (huyện Sông Công).

Cùng lúc, tài xế Lê Ngọc Hoàng (quê Thái Bình) điều khiển ô tô kéo rơ-moóc đi tới. Dù thấy xe của Sơn nhưng Hoàng không phanh ngay, muốn vượt lên tránh. Tuy nhiên, do bên trái xe của Hoàng có xe khác đi tới nên tài xế này không thể điều khiển xe vượt lên.

Kết quả, khi cách xe Innova 10m, Hoàng mới phanh xe nên đã xảy ra tai nạn khiến 4 người chết, 6 người bị thương. Trong vụ án, Sơn được xác định điều khiển xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn; chở quá số người cho phép; lùi xe trên đường cấm lùi.

Tài xế Hoàng không giảm tốc độ khi gặp biển báo nguy hiểm và xe phía trước có đèn cảnh báo nên vi phạm khoản 1, Điều 5, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT của bộ Giao thông vận tải và Điều 12, luật Giao thông đường bộ 2008. V

ì vậy, cơ quan điều tra đề nghị VKSND cùng cấp truy tố Ngô Văn Sơn và Lê Ngọc Hoàng về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 3, Điều 202, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Nhiều điểm chưa được làm rõ

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, luật sư Giang Hồng Thanh, văn phòng Luật sư Giang Thanh (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) - người bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho lái xe container Lê Ngọc Hoàng cho rằng:

Kết luận điều tra ngày 26/6/2019 không khác gì so với kết luận điều tra bổ sung ngày 11/7/2017 về phần quy kết trách nhiệm đối với lái xe Lê Ngọc Hoàng. Nghĩa là cơ quan điều tra vẫn xác định Hoàng vi phạm khoản 1, Điều 5, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT và Điều 12, luật Giao thông đường bộ.

Theo luật sư Thanh, mặc dù kết luận điều tra lần này đầy đủ hơn so với kết luận cũ, nhưng cơ quan điều tra vẫn chưa làm rõ được toàn bộ các nội dung nêu trong quyết định giám đốc thẩm. Chẳng hạn như điểm va chạm đầu tiên của hai xe; tốc độ phải giảm của xe container trong trường hợp phải giảm tốc độ; xe Innova khi lùi đang ở làn đường nào, lùi thẳng hay lùi chếch...

“Tôi cho rằng nếu giải quyết được các vấn đề mà Chánh án TAND Cấp cao yêu cầu trong kháng nghị và của Ủy ban thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội nêu trong quyết định giám đốc thẩm thì sẽ làm sáng tỏ được nội dung vụ án, theo đó có thể xác định được lời kêu oan của lái xe container Lê Ngọc Hoàng là đúng hay sai”, luật sư Thanh nói.

Vị luật sư này vẫn bảo lưu quan điểm khi cho rằng nếu áp dụng khoản 1, Điều 5, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT và khoản 1, Điều 12, luật Giao thông đường bộ 2008 thì căn cứ buộc tội của cơ quan điều tra đối với Lê Ngọc Hoàng vẫn chưa vững chắc.

Bởi lẽ, theo khoản 1, Điều 5, Thông tư 91: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau: Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.

Khoản 1, Điều 12, luật Giao thông đường bộ quy định: Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa hai xe phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo thì Lê Ngọc Hoàng đáp ứng đúng quy định này.

Với trọng trách là người bảo vệ công lý, luật sư Thanh hy vọng VKSND thị xã Phổ Yên sẽ trả hồ sơ để yêu cầu cơ quan CSĐT Công an thị xã Phổ Yên điều tra đầy đủ các vấn đề mà Chánh án TAND Cấp cao cũng như Ủy ban thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội yêu cầu.

Sao không thực nghiệm điều tra?

Luật sư Nguyễn Thiện Hiệp, Giám đốc công ty Luật TNHH Việt Tâm nhìn nhận, kết luận điều tra này đã không khách quan với những gì xảy ra tại hiện trường vụ va đâm và chưa làm đúng với quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán của TAND Cấp cao tại Hà Nội.

Luật sư Hiệp nhấn mạnh, việc chưa làm thực nghiệm điều tra nên thiếu khách quan không chứng minh được lỗi của bị cáo Sơn và cố tình đổ lỗi cho bị cáo Hoàng. Vì tiến hành thực nghiệm điều tra sẽ thấy rõ bị cáo Sơn lùi vếch ra từ làn dừng khẩn cấp và bị cáo Hoàng đã phanh có vết cháy trên làn đường, vết thép trồ lên cabin và kè trên đường.

Luật sư Nguyễn Thiện Hiệp cho rằng, kết luận điều tra lần này đầy đủ hơn so với kết luận cũ. Tuy nhiên, cơ quan CSĐT vẫn chưa làm rõ được toàn bộ các vấn đề nêu trong quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội.

T.V

Bài viết đăng trên ấn phẩm báo in Đời sống & Pháp luật số 106

Tin nổi bật