Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Luận tội Tổng thống không giúp Hàn Quốc thoát khỏi khủng hoảng do tham nhũng?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Một bài phân tích của nhà báo Úc làm việc nhiều năm ở Hàn Quốc cho rằng việc luận tội Tổng thống không giải quyết được khủng hoảng do tham nhũng ở đất nước này.

(ĐSPL) – Một bài phân tích của nhà báo Úc làm việc nhiều năm ở Hàn Quốc cho rằng việc luận tội Tổng thống không giải quyết được khủng hoảng do tham nhũng ở đất nước này.

Hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình ở Seoul, đòi Tổng thống Park Geun-hye từ chức.

Luận tội Tổng thống không giải quyết triệt để khủng hoảng

John Power, nhà báo người Úc công tác ở Hàn Quốc từ năm 2010 cho rằng, vấn nạn tham nhũng tồn tại trong giới chính trị và kinh doanh ở đất nước củ sâm sẽ không thể được xóa bỏ chỉ bằng việc luận tội hay “phế truất” Tổng thống.

Tiêu đề nhiều bài báo tố rằng Park Geun-hye liên quan đến bê bối tham nhũng mang tính lịch sử. Người dân Hàn Quốc sau đó đã lần lượt xuống đường biểu tình, yêu cầu Tổng thống từ chức. Quốc hội Hàn Quốc sau đó đã tổ chức bỏ phiếu quyết định có tiến hành hay không việc luận tội Tổng thống đương nhiệm. Động thái này khiến người dân “an tâm” và bình tĩnh hơn. Tuy nhiên, tình hình cuộc khủng hoảng chính trị không thực sự khả quan như vậy.

Rõ ràng là cho dù bà Park kết thúc sự nghiệp chính trị, dù cả 9 thẩm phán của Tòa án Hiến pháp cuối cùng quyết định luận tội đương kim Tổng thống, sự thật là Hàn Quốc căn bản đã bị tham nhũng nhiễu loạn từ nhiều năm trước. Thậm chí, nhiều nhà lập pháp đã sai lầm khi trao quyền lực cho Park Geun-hye hoặc “đồng lõa” với bà. Nếu một con dao mổ không giải quyết được căn bệnh ung thư của tham nhũng đã ăn sâu vào chính trị và kinh doanh ở tất cả các cấp, đất nước này sẽ không thể thay đổi tích cực cho dù là một hay vài thế hệ tiếp theo.

Cho dù luận tội Tổng thống, Hàn Quốc vẫn khó giải quyêt cuộc khủng hoảng do nạn tham nhũng gây lên.

Tham nhũng trong chính trị

Trong những năm qua, Hàn Quốc đã đạt được một số thành tựu phát triển nhất định bao gồm dân chủ hóa, phát triển kinh tế và phổ biến văn hóa rộng rãi. Tuy nhiên, cốt lõi của đất nước là nền chính trị và kinh doanh thực chất bị tàn phá bởi tham nhũng, và kéo dài trong nhiều thập kỷ. Những tiết lộ liên quan đến tham nhũng, dù lớn hay nhỏ là chuyện hàng tuần, không khác nhiều với tình tiết trong các bộ phim hoạt hình.

Quốc hội đã quyết định đình chỉ bà Park khỏi các hoạt động của Nhà Xanh. Về vấn đề kêu gọi cuộc bỏ phiếu luận tội, nghị sĩ Kim Kwan-young từ Đảng Nhân dân đối lập tự do, kêu gọi các đại biểu đồng nghiệp của mình "vinh dự đứng trước một quyết định lịch sử". Việc kêu gọi luận tội có thể là phù hợp trong tình hình này, nhưng lời lẽ bị cho là “có vấn đề.

Trước đó không lâu, lãnh đạo Đảng Nhân dân phải ở tù vì vướng vào bê bối tham nhũng lên tới 500 triệu đô. Tuy nhiên, tội phạm tham nhũng ở Hàn Quốc thường nhanh chóng được giảm án hoặc ân xá. Park Jie-won, một chính trị gia dưới chướng bà Park, đã được nhận một ân xá của Tổng thống trong thời gian ngắn sau khi ngồi tù.

Thậm chí, tại các cuộc bầu cử Quốc hội cuối tháng 4 vừa qua, một tình huống đáng kinh ngạc đã xảy ra khi 4 trong số 10 ứng viên có ít tiền án hình sự, theo Ủy ban Bầu cử quốc gia.

Tham nhũng trong kinh doanh

Tham nhũng đã thành vấn nạn cho nền kinh tế, chính trị Hàn Quốc nhiều thập kỷ qua.

Trong kinh doanh, tham nhũng cũng không kém phần nghiêm trọng. Nhiều tập đoàn “gia tộc” của Hàn Quốc đã có truyền thống tham ô và trốn thuế từ khi thành lập. Hầu như tất cả các nhà lãnh đạo của 10 tập đoàn hàng đầu của đất nước, tạo ra khoảng 80% tổng sản phẩm quốc nội của nước này đều từng bị kết án. Và hầu hết họ có mặt trong một đường dây nơi mà tội lỗi của họ có thể được bảo hộ.

Bên cạnh đó, các vị thẩm phán thường chỉ áp đặt biện pháp trừng phạt là án treo với lý do lý do sức khỏe, có vấn đề về thần kinh, đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia… Và những người bị kết án tham nhũng cũng thường được nhận ân xá của Tổng thống.

Một trường hợp vô cùng nổi tiếng ở Hàn Quốc đã chứng minh lãnh đạo các doanh nghiệp được hưởng rất nhiều đặc quyền. Con trai của chủ tịch Tập đoàn Hanhwa khi học ở Yale từng tham gia một vụ ẩu đả và bị đánh bị thương. Sau đó, cha của cậu ấm này là Kim Seung-youn đã thuê bắt cóc người đánh con mình đến công trường xây dựng, sau đó cá nhân ông đánh người bằng một ống thép.

Thế nhưng, ông Kim đã nhanh chóng được Tổng thống ân xá sau đó để rồi tiếp tục phạm tội, liên quan đến sổ sách của tập đoàn.  Đương nhiên, ông vẫn là người điều khiển Hanhwa - một trong những công ty quan trọng nhất của đất nước, cho đến ngày nay.

Dưới áp lực lớn do các cuộc biểu tình của người dân, chính phủ Hàn Quốc đã buộc phải từng bước đưa xuống người lãnh đạo của đất nước. Nhưng nếu không có một cuộc điều tra sâu rộng từ gốc rẽ của các tổ chức, quyền lực nhân dân sẽ không có giá trị gì ngoài tính biểu tượng.

Điều 84, Chương IV, Phần quy định về Tổng thống (Hiến pháp Hàn Quốc năm 1987)

Tổng thống không thể bị truy tố về hình sự trong thời gian tại vị trừ tội phản quốc hoặc hoạt động bạo động.

Điều 71, Hiến pháp Hàn Quốc

Trong trường hợp vị trí Tổng thống bị bỏ trống hoặc Tổng thống không thể thực hiện nghĩa vụ của mình vì bất kì lý do nào, thì Thủ tướng hoặc thành viên Hội đồng Nhà nước sẽ đại diện cho Tổng thống đưa ra quyết định,  căn cứ theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Bộ luật.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Link nguồn: http://www.ilo.org

(Theo SCMP)

Tin nổi bật