Cây ngải cứu là một loại cây cỏ có giá trị cao, có mùi hương đặc biệt, được sử dụng như một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe.
Ngải cứu có thân màu trắng bạc hoặc xanh bạc, lá có màu vàng-xanh và hoa có dạng búp có màu sáng hoặc vàng nhạt. Tất cả những phần của cây đều được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền trong hàng trăm năm nay.
Ngải cứu là một loại cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột như: táo bón, buồn nôn, nôn và loét.
Ngải cứu thường được dùng trong các món tần hoặc kết hợp cùng gà như: gà tần, lẩu gà...
Lợi ích sức khỏe bất ngờ của loại rau "thần thánh" trong lẩu gà.
Nhờ tính ấm nên ngải cứu được dùng phổ biến trong những bài thuốc chữa bệnh về xương khớp. Cây có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu, tốt cho hệ xương khớp, giảm đau, kháng viêm, nhất là đối với những người bị gai cột sống, thấp khớp,… Có thể giã ngải cứu lấy nước cốt pha mật ong để uống hoặc đâm nhuyễn làm thuốc đắp.
Nghiên cứu của Rana và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng, các hợp chất chống viêm trong ngải cứu có thể giảm viêm và giảm đau. Cụ thể, hợp chất flavonoid và sesquiterpenes trong ngải cứu đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào viêm và sản xuất các cytokine.
Đáng nói, phản ứng viêm mãn tính là một trong những tác nhân dẫn đến ung thư.
Cây ngải cứu cũng chứa artemisinin độc đối với một số tế bào ung thư. Các tế bào ung thư chứa hàm lượng sắt cao hơn các tế bào khỏe mạnh, khiến cho chúng dễ bị độc do artemisinin. Theo một nghiên cứu, artemisinin phản ứng với sắt để tạo thành các gốc tự do tiêu diệt tế bào ung thư.
Với tính ấm, ngài cứu còn được dùng làm bài thuốc hữu hiệu trong việc hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh, đau lưng. Chúng cũng là bài thuốc giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt đối với những người có kỳ nguyệt san không đều.
Trong dân gian, ngải cứu là bài thuốc hữu hiệu hỗ trợ điều trị những trường hợp phụ nữ mang thai dọa sảy, giúp an thai hiệu quả. Đây cũng là bài thuốc áp dụng cho những phụ nữ mắc chứng tử cung lạnh, khó mang thai. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ có tác dụng khi được sử dụng đúng liều lượng và kết hợp với một số loại thảo dược khác để làm tăng dược tính của ngải cứu.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng ngải cứu hàng ngày trong vòng 6 tháng có thể làm giảm huyết áp và nồng độ protein trong nước tiểu ở những người bị bệnh thận IgA.
Lợi ích sức khỏe bất ngờ của loại rau "thần thánh" trong lẩu gà.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng ngải cứu hàng ngày trong 6-10 tuần giúp cải thiện các triệu chứng, chất lượng cuộc sống và tâm trạng ở một số bệnh nhân mắc bệnh Crohn. Nó cũng dường như làm giảm lượng steroid cho những người bị tình trạng này.
Ở một số người, ngải cứu gây ra các phản ứng dị ứng như hắt hơi, xoang hoặc phát ban. Những người bị dị ứng với đào, táo, cà rốt, cần tây, hoa hướng dương và một số loại cây khác nên tránh ăn ngải cứu.
Khi sử dụng lá ngải cứu làm trà để uống chỉ nên sử dụng khoảng 3 - 5g khô (9 - 15g tươi).
Đối với những chị em cần dùng món “trứng gà ngải cứu” để tẩm bổ hoặc để an thai... chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn nhỏ (khoảng 9 - 15g tươi), tránh dùng quá liều.
Người bình thường, không có bệnh, không sử dụng nước sắc ngải cứu như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà.